Sự kiện Facebook, Instagram và Messenger đồng loạt gặp lỗi trong đêm 4/10 khiến người dùng trên toàn thế giới cảm thấy khó chịu khi việc liên lạc, giải trí bị gián đoạn.
Tuy nhiên có một sự thật là trong suốt 11 năm qua, năm nào Facebook cũng bị “sập” một cú to đùng như vậy. Nếu là người dùng Facebook kỳ cựu, có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên khi mạng xã hội này gặp sự cố như vậy. Thậm chí, nhiều người còn nói đùa rằng việc Facebook bị ‘sập’ là sự kiện thường niên diễn ra hàng năm.
Cùng điểm lại những sự cố to đùng Facebook đã gặp phải trong 11 năm qua nhé.
Năm 2021
Tối 4/10, Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger đều không thể truy cập. Sau gần 9 giờ đồng hồ, sự cố này mới được khắc phục.
Tuy nhiên, đây không phải là lần Facebook lỗi lâu nhất trong lịch sử. Kỷ lục của Facebook là 14h đồng hồ vào ngày 13/3/2019.
Năm 2010
Trong suốt quãng thời gian từ 22 đến 24/9/2010, Facebook liên tục gặp sự cố không thể đăng nhập và báo lỗi dịch vụ. Nguyên nhân được đưa ra là do nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.
Sự kiện này được truyền thông ví von rằng thế giới đã bị ném trở lại thời kỳ đồ đá.
Năm 2012
Ngày 31/5/2012, dịch vụ cục bộ của Facebook đã bị gián đoạn trong 2 giờ khiến nhiều người dùng ở Nga, các nước châu Âu khác và các nước SNG không thể truy cập được mạng xã hội này.
Năm 2013
Vào năm 2013, ngay sau khi Facebook cán mốc 1 tỷ người dùng thì mạng xã hội này lại gặp sự cố vào ngày 19/6 do lỗi bảo trì. Facebook đã phải gửi lời xin lỗi tới người dùng do không thể khắc phục sự cố nhanh trong vài giờ.
Năm 2014
Sáng thứ Năm (19/6/2014), Facebook bị mất kết nối (cả trang web và ứng dụng) trên diện rộng, trong đó có Việt Nam.
Khi đó, nhiều người dùng đã chuyển sang các nền tảng mạng xã hội khác để phản ánh về sự cố này. Nguyên nhân của lần này là do sự cố trong hạ tầng Web. Facebook cũng phải đưa ra lời xin lỗi tới người dùng.
Năm 2015
Vào năm 2015, Facebook đã dừng hoạt động trong khoảng 50 phút trong phạm vi toàn cầu. Sự cố này khiến từ khóa #facebookdown trở thành xu hướng nóng nhất trên Twitter ở thời điểm đó.
Một nhóm hacker nhận chính họ đã tấn công Facebook và Instagram.
Năm 2016
Sáng 9/5, người dùng mạng xã hội Việt Nam đã không thể đăng nhập Facebook trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra sự cố này là do lỗi máy chủ của Facebook quá tải, hoặc do một số lỗi trong hệ thống Facebook.
Năm 2017
Trong năm 2017, Facebook gặp sự cố tới 3 lần khiến người dùng vô cùng khó chịu. Ngày 9/5, mạng xã hội này gặp sự cố gián đoạn trong hơn 30 phút. Ngày 26/8, sự cố này diễn ra trong khoảng 1 giờ. Đến khoảng 20h30 ngày 11/10/2017, nhiều tài khoản Facebook phản ánh về việc không đăng nhập được vào Facebook trong khoảng 1 giờ. Dù sự cố đã được khắc phục nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn khi xem và đăng tải thông tin.
Năm 2018
Vào ngày ⅜ và ngày 20/11/2018, người dùng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam không thể truy cập Facebook trên nền tảng web và ứng dụng. Khi đó, Twitter cũng trở thành mạng xã hội được người dùng tin cậy.
Năm 2019
Tiếp tục sự kiện thường niên mỗi năm lỗi 1 vài lần, vào lúc 23h ngày 13/3, Facebook và Instagram lại tiếp tục gặp sự cố khiến nhiều người dùng không thể truy cập một cách bình thường. Lần này, Facebook đổ lỗi do "thay đổi cấu hình máy chủ".
Năm 2020
Vào ngày 30/4, Facebook ngừng hoạt động ảnh hưởng tới hàng nghìn người.
Sự cố tiếp tục xảy ra vào ngày 17/9 với Facebook và Instagram ảnh hưởng tới người dùng ở Mỹ, Vương quốc Anh, Châu Âu và Úc. Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi máy chủ lớn.
Tình trạng trên lại tiếp tục lặp lại vào chiều ngày 10/12, ảnh hưởng tới người dùng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Lần này người dùng không thể nhắn tin trên Messenger ở cả ứng dụng Messenger ở điện thoại và tính năng chat trên trình duyệt web.