Nếu người ngoài hành tinh ở trên 1000 ngôi sao này, họ có thể nhìn rõ Trái đất

Liệu có tồn tại một nền văn minh ngoài Trái Đất hay không luôn là bí ẩn bất tận trong giới thiên văn học. Các hoạt động tìm kiếm, thu thập manh mối về người ngoài hành tinh đã diễn ra trong nhiều năm qua, và được dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, song hành với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

Lâu nay, việc tìm kiếm các nền văn minh ngoài vũ trụ thường chỉ tập trung vào những nơi được cho là có thể tồn tại dấu hiệu tiềm ẩn của sự sống tương tự như Trái đất của chúng ta. Không có gì sai với lối tư duy này, nhưng nhân loại cũng cần thêm những cách tiếp cận vấn đề mới mẻ hơn. Với suy nghĩ đó, một nhóm các nhà thiên văn học đến từ Đại học Cornell (Hoa Kỳ) đã tìm đến một khía cạnh tư duy hoàn toàn khác biệt - xem xét cách thức Trái đất có thể được nhìn thấy từ các hành tinh xa xôi mà ở đó, rất có thể cũng có một nền văn minh nào đó đang tìm kiếm chúng ta như chúng ta tìm kiếm họ.

Để hiện thực hóa lối tư duy mới mẻ này, các nhà khoa học đã sử dụng đến một kỹ thuật gọi là “phương pháp chuyển tiếp” - quan sát các ngôi sao ở xa và tìm kiếm, phân tích sự sụt giảm định kỳ trong độ sáng của chúng.

Hãy nghĩ về vị trí của các ngôi sao khác và hỏi xem liệu chúng có thể nhìn thấy Trái đất hay không. Và trong trường hợp có thì Trái đất sẽ hiện ra như thế nào. Liệu đó có phải là một chấm tròn với màu xanh lam nhạt đặc trưng của một hành tinh sở hữu sinh quyển”, tiến sĩ Lisa Kaltenegger, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Về cơ bản, bầu khí quyển ngoài Trái Đất, nếu tồn tại, sẽ có ảnh hưởng lớn đến các đặc điểm có thể nhìn thấy. Mật độ và thành phần hóa học của khí quyển có thể góp phần vào sự khác biệt về màu sắc, độ mờ đục (bao gồm cả sương mù) và sự hiện diện của các đám mây. Chẳng hạn, Trái Đất và Mặt Trăng sẽ hiện nên rất nổi bật khi được quan sát từ Sao Thủy. Hay như bầu khí quyển của Sao Kim dày đến mức Mặt Trời không thể dễ dàng nhìn thấy trên bầu trời vào ban ngày và các ngôi sao không thể được nhìn thấy vào ban đêm.

Nhà thiên văn học đã xác định được 1.004 ngôi sao tương tự như mặt trời của chúng ta - có thể chứa các hành tinh giống Trái đất trong vòng khoảng 300 năm ánh sáng. Ở đó có thể quan sát thấy Trái đất tương đối rõ nét
Nhà thiên văn học đã xác định được 1.004 ngôi sao tương tự như mặt trời của chúng ta - có thể chứa các hành tinh giống Trái đất trong vòng khoảng 300 năm ánh sáng. Ở đó có thể quan sát thấy Trái đất tương đối rõ nét

Mục tiêu chính trong nghiên cứu mới của các nhà thiên văn đến từ Đại học Cornell là nhằm xác định xem những hành tinh xa xôi nào có thể phát hiện ra sự hiện diện của Trái đất bằng kỹ thuật chuyển tiếp, và nhóm đã đưa ra được danh sách 1.000 ngôi sao gần nhất có thể chứa các hành tinh mà từ đó, Trái đất có thể được nhìn thấy tương đối rõ nét, tất cả đều nằm trong những vùng lân cận với hệ mặt trời của chúng ta.

Phát hiện này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ xác định các địa điểm tiềm năng nơi chúng ta có thể tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái đất. Nếu tìm thấy một hành tinh có sinh quyển sôi động, chúng ta sẽ bắt tay vào việc tìm hiểu liệu có một dạng sống nào ở đó cũng đang tồn tại và có thể nhìn thấy Trái đất hay không.

Thứ Năm, 29/10/2020 23:48
11 👨 626
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ