Hố khoan sâu nhất hành tinh, đường kính chỉ 23cm nhưng sâu tới 12km

Kola - hố khoan siêu sâu có đường kính chỉ 23cm nhưng sâu tới 12km là kết quả của dự án khoan khoa học của Liên Xô tại quận Pechengsky, trên bán đảo Kola. Mục đích của dự án này là để tìm hiểu thành phần bên trong vỏ Trái đất có gì.

Theo Hank Green, chuyên gia khoa học của SciShow từng nhận định rằng, chúng ta biết về những thứ trong lòng đất còn ít hơn những gì chúng ta biết về vũ trụ.

Hố khoan sâu nhất thế giới

Quá trình khoan hố Kola được bắt đầu vào ngày 24/5/1970. Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị khoan Uralmash-4E, sau đó là Uralmash-15000 để khoan sâu hết mức có thể vào vỏ Trái Đất và chạm tới lớp manti. Đến năm 1994, các nhà nghiên cứu đạt tới độ sâu 12.262 m, đường kính của hố khoan là 23cm. Đây được coi điểm nhân tạo sâu nhất trên Trái đất, sâu hơn cả đáy vực Mariana dưới đáy đại dương.

Đây được coi điểm nhân tạo sâu nhất trên Trái đất, hơn cả đáy vực Mariana dưới đáy đại dương

Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1990, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, dự án này đã bị ngừng lại. Hố khoan siêu sâu Kola đã giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều điều thú vị về Trái đất. Trước đó, các nhà khoa học cho rằng, độ sâu của lớp đá granite - bazan là khoảng 7km, nhưng sau khi khoan họ đã phát hiện ra rằng dự đoán này không chính xác.

Khi xuống đến độ sâu 7km, các nhà khoa học phát hiện hóa thạch siêu nhỏ của hơn 24 loài đơn bào và những viên đá có niên đại lên tới hàng tỉ năm. Nhiệt độ đo được ở độ sâu 12km là 180 độ C, cao hơn dự đoán 100 độ C.

Sau khi dự án bị ngừng lại kể từ năm 1994, người ta đã đậy miệng hố lại bằng đĩa kim loại và trát kín bằng bê tông.

Thứ Bảy, 24/10/2020 07:18
3,34 👨 2.118
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học