Bộ bài Tây còn được gọi là "Tú lơ khơ" (hay "Tú la khơ") khá quen thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết nguồn gốc của nó. Vậy tại sao chúng ta thường gọi bộ bài Tây là “tú lơ khơ”? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Từ "Tú lơ khơ" xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là ở khu căn cứ Việt Bắc từ năm 1950 -1951 trở đi do sự tiếp xúc của chiến sĩ, cán bộ, nhân dân ta với lính Trung Quốc. Khi đó, các chiến sĩ và sĩ quan Liên Xô sang làm việc tại Diên An thời chiến tranh chống Nhật thường chơi ích xì để giải trí. Khi đến lật quân bài quan trọng vào những phút chót quyết định sự được thua của mỗi ván, họ thường hay nói đùa một cầu: “Вот дурак! (Vot, durak!)” có nghĩa là “xem này, thằng ngốc!”).
Câu nói này được các người lính Trung Quốc nghe và phiên âm từ "durak" thành "tu la khơ" vì lẫn lộn giữa /t/ và /d/. Rồi từ này truyền đến cán bộ và chiến sĩ Việt Nam và đọc thành “tu lơ khơ”, hoặc “tú lơ khơ”. Như vậy, sự thật thú vị là từ "tú lơ khơ" chỉ có nghĩa là… "đồ ngốc".
Nguồn gốc tên gọi 4 chất của bộ bài Tây
4 chất của bộ bài Tây gồm "bích", "nhép", "rô" và "cơ", đều được phiên âm từ tiếng Pháp và được gọi dựa trên kí hiệu đại diện cho từng chất.
- "Bích" (mà đúng ra là "pích") là phiên âm của từ tiếng Pháp "pique", có nghĩa là "ngọn giáo", "mũi giáo".
- "Nhép" hay "tép" là phiên âm của từ "trèfle" - tên gọi của một loại cỏ có lá gồm ba lá con.
- "Rô" là cách phiên âm và nói tắt của từ "carreau" (ca-rô), nghĩa là "vuông".
- "Cơ" là phiên âm của từ "coeur" có nghĩa là "trái tim".