Vết tối lớn bí ẩn trên Sao Hải Vương lần đầu tiên được quan sát thấy từ Trái đất

Quay quanh quỹ đạo gần 3 triệu dặm từ mặt trời, sao Hải Vương nằm ở một vị trí xa xôi so với Trái đất. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, việc quan sát, nghiên cứu hành tinh này đang ngày càng trở nên thuận lợi hơn.

Sử dụng kính thiên văn rất lớn ESO (VLT) các nhà thiên văn học quốc tế mới đây đã quan sát thấy một vết tối lớn trong bầu khí quyển của Sao Hải Vương, bên cạnh đó một điểm sáng nhỏ hơn bất ngờ xuất hiện.

Trên thực tế, Sao Hải Vương, nơi có một “Vết Tối Lớn” (Great Dark Spot) đã từng được chụp ảnh lần đầu tiên bởi tàu vũ trụ Voyager 2 khi đi ngang qua hành tinh này vào những năm 1980. Các phân tích sau đó chỉ ra rằng đây một cơn bão xoáy nghịch có diện tích ước tính khoảng 13000×6600km - tương đương kích thước Trái đất, và có hình dạng khá giống với Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc. Tuy nhiên, khi Kính viễn vọng Không gian Hubble cố gắng chụp ảnh cơn bão này vào năm 1994, nó đã biến mất. trên khí quyển hành tinh. Giờ đây, vết tối lớn lại bất ngờ xuất hiện trở lại trên sao Hải Vương trong một quan sát từ hệ thống kính viễn vọng VLT của Đài thiên văn Nam Châu Âu ngay từ Trái đất.

Đi sâu vào phân tích, các nhà khoa học đã sử dụng một thiết bị trên VLT có tên MUSE (Multi Unit Spectroscopic Explorer) nhằm thu thập dữ liệu quang phổ hiển thị chế độ xem 3D của vết tối bằng cách xem xét các cấp độ khác nhau trong khí quyển hành tinh. Nghiên cứu bước đầu cho thấy đốm đen này là do các hạt không khí tối hơn tích tụ bên dưới lớp sương mù trong bầu khí quyển của Sao Hải Vương.

Việc đi tới kết luận này là không hề đơn giản bởi các vết tối vốn không phải là đặc điểm cố định của bầu khí quyển Sao Hải Vương. Đồng thời các nhà thiên văn học trong quá khứ cũng chưa bao giờ có thể nghiên cứu chúng một cách chi tiết.

Hình ảnh này cho thấy Sao Hải Vương được quan sát bằng thiết bị MUSE tại Kính thiên văn Rất lớn (VLT) của ESO. Tại mỗi pixel trong Sao Hải Vương, MUSE chia ánh sáng tới thành các màu hoặc bước sóng cấu thành của nó. Điều này tương tự như việc thu được hình ảnh ở hàng nghìn bước sóng khác nhau cùng một lúc, cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho các nhà thiên văn học.
Hình ảnh này cho thấy Sao Hải Vương được quan sát bằng thiết bị MUSE tại Kính thiên văn Rất lớn (VLT) của ESO. Tại mỗi pixel trong Sao Hải Vương, MUSE chia ánh sáng tới thành các màu hoặc bước sóng cấu thành của nó. Điều này tương tự như việc thu được hình ảnh ở hàng nghìn bước sóng khác nhau cùng một lúc, cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho các nhà thiên văn học.

Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một điểm sáng bất ngờ bên cạnh vết tối, được cho là một loại đám mây bất thường. Các vết tối của sao Hải Vương thường xảy ra trong tầng đối lưu ở độ cao thấp hơn so với các đặc điểm trên tầng mây trên. Vì chúng là các cấu trúc ổn định có thể tồn tại trong vài tháng, chúng được cho là có cấu trúc xoáy.

Vẫn còn nhiều điều cần được làm sáng tỏ, nhưng nghiên cứu này đã phần nào cho thấy những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu thêm về bầu khí quyển những hành tinh xa xôi trong hệ mặt trời từ mặt đất.

Thứ Hai, 04/09/2023 10:30
51 👨 296
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ