Thiêu xác bằng nước hay thủy phân kiềm là hình thức yên nghỉ thân thiện với môi trường và ít tốn kém năng lượng hơn hẳn so với hỏa thiêu và chôn cất.
- Cận cảnh quá trình biến đổi của cơ thể con người sau khi chết
- Xác chết đột ngột nóng lên, hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải khiến các nhà khoa học đau đầu
- Kinh hoàng những trường hợp sống chung với xác chết
Phương pháp xử lý xác chết bằng hình thức chôn cất có nhiều hạn chế. Các chất độc từ quá trình ướp xác có thể rò rỉ vào trong đất gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nghĩa trang chiếm một diện tích khá lớn và quan tài không dễ phân hủy. Tại một số quốc gia, không gian dành cho người chết đang cạn kiệt dần.
Hình thức thủy táng có nhiều ưu điểm vượt trội so với hỏa táng và chôn cất.
Với hỏa táng, phương pháp này đòi hỏi mức nhiệt độ rất cao, khoảng 1.000°C, nên cần một lượng lớn nhiên liệu, thường lấy từ nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể thải các chất độc hại vào bầu khí quyển.
Phương pháp thiêu xác bằng nước do công ty chuyên về hình thức xử lý xác chết Qico đề xuất. Theo Jack Ingraham, giám đốc điều hành của Qico, đây là một xu hướng cho tương lai với nhiều ưu điểm vượt trội. Trong 10 năm tới, phương pháp hỏa táng sẽ được thay thế bằng một quá trình dựa trên nước.
Cỗ máy thủy táng. (Video: BBC.)
Thi thể được đặt trong dung dịch kali hydroxit và nước, sau đó đun nóng tới 152 độ C nhưng không sôi trong điều kiện nén. Trong dung dịch này, thi thể trải qua quá trình tương tự như khi chôn cất nhưng diễn ra nhanh hơn nhiều lần. Sau khoảng 4 giờ, toàn bộ thi thể phân hủy hoàn toàn, chỉ để lại bộ xương.
Dung dịch kiềm sau khi phân hủy thi thể sẽ được đưa vào bồn chứa riêng, kiểm tra độ pH và điều chỉnh nếu cần thiết trước khi đưa vào hệ thống cống thải. Hỗn hợp vô trùng này gồm amino axit, peptide và không chứa ADN người. Phần xương cốt còn lại được sấy khô, tán thành bột trắng mịn và giao cho người nhà.
Các bước xử lý xác chết bằng hình thức thủy táng.
Nhìn chung, phương pháp thiêu xác bằng nước sử dụng ít năng lượng hơn, giảm lượng khí CO2 thải ra xuống gấp 7 lần với hỏa thiêu.
Thủy táng bắt nguồn từ ý tưởng thiêu hủy xác động vật bị dịch bệnh trong môi trường vô trùng.