Thiết bị mô phỏng cho thấy diện mạo Trái đất có thêm một lục địa mới sau 250 triệu năm nữa

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Yale và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Đại dương - Trái đất của Nhật Bản (Japan's Agency for Marine-Earth Science and Technology) với sự hỗ trợ của thiết bị mô phỏng đã cho thấy diện mạo Trái đất sau 250 triệu năm nữa.

Các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng một siêu lục địa mới – Amasia sẽ hình thành trong vòng 250 triệu năm nữa.

Theo mô phỏng gần đây từ các nhà nghiên cứu của trường Đại học Yale và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Đại dương - Trái đất của Nhật Bản cho biết: "Bắc và Nam Mỹ sẽ xích lại gần nhau hơn, trong khi đó châu Á sẽ trở thành tiếp giáp, kết quả sẽ xuất hiện một siêu lục địa mới - Amasia. Do hệ quả của việc này biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất. Điều này sẽ xảy ra bởi vì những chuyển động của các mảng kiến tạo Trái Đất - những kiến tạo mảng khổng lồ của vỏ Trái đất đã dịch chuyển về gần nhau và cách nhau hàng trăm triệu năm".

Siêu lục địa mới – AmasiaBắc và Nam Mỹ sẽ xích lại gần nhau hơn, trong khi đó châu Á sẽ trở thành tiếp giáp, kết quả sẽ xuất hiện một siêu lục địa mới — Amasia. Do hệ quả của việc này biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất.

Các nhà khoa học giải thích rằng: "Bản đồ thế giới thay đổi nhanh chóng như vậy là do sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo Trái đất. Ý tưởng lục địa trôi dạt được nhà khoa học Đức Alfred Wegener nêu ra lần đầu tiên vào năm 1912, khi ông cố gắng giải thích lý do tại sao trên bản đồ Trái đất những châu lục này trông giống như những mảnh vỡ nằm rải rác trong một bức tranh lắp ghép".

Các nhà nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Nature, dựa trên lý thuyết được gọi là Orthoversion - sau khi một siêu lục địa vỡ ra, các lục địa ban đầu trôi dạt ra ngoài nhưng bị mắc kẹt trong một dải Bắc - Nam của đới hút chìm, nơi một mảng kiến tạo chìm dưới mảng kiến tạo khác.

Trái đất ngày nay là Vành đai lửa Thái Bình Dương (Pacific Ring of Fire), nơi mà siêu lục địa mới được hình thành. Để kiểm tra những mô hình, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu cổ địa từ (paleomagnetic data) - nghiên cứu các dấu vết lưu giữ từ trường Trái Đất thời quá khứ trong các đá núi lửa, trầm tích, hoặc các di vật khảo cổ học - để nghiên cứu biến thể trong vòng quay của Trái Đất đối với trục quay của nó.

Dựa trên lý thuyết được gọi là Orthoversion - sau khi một siêu lục địa vỡ ra, các lục địa ban đầu trôi dạt ra ngoài nhưng bị mắc kẹt trong một dải Bắc - Nam của đới hút chìm, nơi một mảng kiến tạo chìm dưới mảng kiến tạo khác.Dựa trên lý thuyết được gọi là Orthoversion - sau khi một siêu lục địa vỡ ra, các lục địa ban đầu trôi dạt ra ngoài nhưng bị mắc kẹt trong một dải Bắc - Nam của đới hút chìm, nơi một mảng kiến tạo chìm dưới mảng kiến tạo khác.

Những biến thể này được gọi là "Thả trôi địa cực thực sự - true polar wander" (TPW), gây ra bởi những thay đổi trong sự phân bố khối lượng của hành tinh, chúng là những nỗ lực của Trái Đất để duy trì trạng thái cân bằng luân canh - sự điều chỉnh lại tái diễn trong hàng triệu năm.

Bằng cách kết hợp dữ liệu cùng với kiến thức về các siêu lục địa ảnh hưởng đến sự di chuyển của Trái Đất, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán được Amasia - siêu lục địa mới.

Ngày nay Bắc Băng Dương và biển Caribê sẽ tan biến như Bắc và Nam Mỹ trong khi di chuyển hướng về phía bắc cùng với nhau, dẫn đến một vụ va chạm giữa châu Âu và châu Á.

"Sau khi những khối nước đóng lại, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để đi đến các siêu lục địa tiếp theo", tiến sĩ Ross Mitchell, tác giả chính của bài báo cho biết.

Nếu tin theo giả thuyết khoa học, lục địa cuối cùng tồn tại trên Trái đất được gọi là Pangaea, và nó hình thành từ khoảng 300 triệu năm trước đây. Hiện nay, ở phía trung tâm của Pangaea có châu Phi. Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangea là siêu lục thứ ba hay thứ tư trong lịch sử Trái đất.

Mảng kiến ​​tạo là gì?

Mảng kiến tạo xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần lớp vỏ Trái Đất. Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành bảy mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. Địa tầng (strata) chỉ các lớp đất đá hình thành bên trên vỏ Trái Đất, gồm các thang phân vị địa tầng: liên giới, giới, hệ, thống, bậc và đới, tương ứng với các thời kỳ địa chất (liên đại, đại, kỷ), và thường chứa hóa thạch. Mảng kiến tạo có bề dày lớn hơn nhiều so với địa tầng.

Dưới đây là quyển mềm asthenosphere: khu vực củaTrái Đất nằm ở độ sâu từ 100-200 km dưới bề mặt nhưng có thể mở rộng tới độ sâu 400km. Đây là khu vực yếu hay "mềm" phụ thuộc vào tầng trên cùng của lớp phủ. Nó nằm ngay phía dưới thạch quyển, là tác nhân tham gia vào các chuyển động địa tầng và các điều chỉnh đẳng tĩnh. Mặc dù nơi đây có nhiệt độ cao nhưng áp suất cao đã giữ cho lớp này ở dạng dẻo và có tỷ trọng tương đối thấp.

Trái đất có 15 mảng kiến tạo (ảnh trên) cùng nhau quan sát cảnh quan xung quanh chúng ta hiện nayTrái đất có 15 mảng kiến tạo (ảnh trên) cùng nhau quan sát cảnh quan xung quanh chúng ta hiện nay.

Động đất thường xảy ra ở phần ranh giới của các mảng kiến tạo, nơi mà mảng kiến tạo này nằm dưới mảng kiến tạo khác, đẩy nhanh lên hoặc nơi mép kiến tạo hình thành cùng với nhau. Động đất hiếm khi xảy ra ở giữa những mảng kiến tạo, nhưng chúng có thể xảy ra những lỗi cổ hoặc rạn nứt ở sâu phía dưới bề mặt kích hoạt. Những khu vực này tương đối yếu so với những mảng kiến tạo xung quanh, có thể dễ dàng bị trượt và gây ra một trận động đất.

Nghiên cứu được hỗ trợ bằng một bài báo đăng tải trên tạp chí Geology bởi tiến sĩ Masaki Yoshida, một nhà địa chất thuộc Cơ quan Khoa học và Công nghệ Đại dương - Trái đất của Nhật Bản (JAMSTEC).

Các siêu lục địa gần đây nhất, Pangaea (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "toàn bộ đất đai") là siêu lục địa từng tồn tại trong đại Trung Sinh (Mesozoic) thuộc liên đại Hiển Sinh, trước khi quá trình trôi đạt lục địa tách nó ra thành các lục địa. Tên gọi này được tiến sĩ Alfred Wegener đặt vào năm 1915, được hình thành khoảng 300 triệu năm trước đây với châu Phi tại Trung tâm của nó.

Siêu lục địa Pangaea bắt đầu tan rã vào bảy lục địa của ngày hôm nay với sự ra đời của Đại Tây Dương khoảng sau 100 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangea là siêu lục địa thứ 3 hoặc thứ tư trong lịch sử Trái đất.Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangea là siêu lục địa thứ 3 hoặc thứ tư trong lịch sử Trái đất.

Siêu lục địa tiền nhiệm là Rodinia - hình thành khoảng 1 tỷ năm trước - và Nuna được hình thành khoảng 1.8 tỷ năm trước. Ý tưởng trôi dạt lục địa được giới thiệu bởi nhà khoa học người Đức Alfred Wegener vào năm 1912, để giải thích về hình dạng của các nước trên Trái đất trong sự nghi ngờ giống như những mảnh ghép hình có thể phù hợp với nhau.

Bề mặt của Trái đất được hình thành từ 7 mảng kiến tạo chính và một số mảng kiến tạo nhỏ chính đi xung quanh với tốc độ khác nhau từ vài mm đến 2cm mỗi năm, bằng với tốc độ phát triển móng tay của con người. Đó là sự ma sát gây ra bởi các mảng kiến tạo trượt lên nhau tạo ra động dất.

Dưới đây là video mô phỏng về siêu lục địa Asmasia:

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 16/01/2017 22:10
3,97 👨 1.267
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ