Thái Lan trình làng 'Mặt Trời nhân tạo' đầu tiên

Lò phản ứng nhiệt hạch Tokamak-1 của Thái Lan hợp tác với Trung Quốc phát triển bắt đầu vận hành hôm 25/7, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nghiên cứu năng lượng bền vững và quan hệ hợp tác khoa học giữa hai nước.

Các lò phản ứng tokamak có khả năng mô phỏng quá trình tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch diễn ra bên trong Mặt Trời nên còn được ví như "Mặt Trời nhân tạo". Năng lượng nhiệt hạch không phát ra khí nhà kính hay chất thải phóng xạ hạt nhân nên được coi là năng lượng sạch.

Các nhà khoa học Trung Quốc hỗ trợ Thái Lan lắp đặt lò Thái Lan Tokamak-1. Ảnh: SCMP.
Các nhà khoa học Trung Quốc hỗ trợ Thái Lan lắp đặt lò Thái Lan Tokamak-1. Ảnh: SCMP.

Thái Lan là nước đầu tiên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có lò tokamak. Quốc gia này cũng có mục tiêu trở thành trung tâm phát triển công nghệ nhiệt hạch của Đông Nam Á khi lên kế hoạch tự thiết kế và chế tạo lò tokamak riêng để sử dụng trong nước vào thập kỷ tới.

Thái Lan Tokamak-1 được nâng cấp từ HT-6M, lò phản ứng tokamak do Viện Vật lý Plasma Trung Quốc phát triển. Viện này đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện Công nghệ Hạt nhân Thái Lan và thông báo tặng tokamak cho Thái Lan.

Toàn bộ cỗ máy gồm 462 bộ phận lớn, nặng hơn 84 tấn đã được vận chuyển sang Thái Lan bằng 6 container. Đến tháng 12/2022, lò phản ứng tokamak đã vượt qua các cuộc kiểm tra và được chuyển giao cho Viện Công nghệ Hạt nhân Thái Lan.

Viện Vật lý Plasma Trung Quốc đã giúp Thái Lan lắp đặt, vận hành lò phản ứng và đào tạo chuyên viên trong lĩnh vực này. Thái Lan Tokamak-1 đã có cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên vào ngày 21/4 vừa qua.

Thứ Năm, 27/07/2023 15:59
31 👨 223
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học