Trong tuần tới, tàu vũ trụ Cassini sẽ bay xuyên qua khí quyển sao Thổ và đâm xuống bề mặt hành tinh này sau 13 năm khám phá hành tinh khí khổng lồ và các Mặt Trăng của nó.
- NASA công bố một địa điểm có thể tồn tại sự sống ở ngay trong hệ Mặt Trời của chúng ta
- Video: Phi thuyền Cassini thực hiện thành công hành trình bay vòng quanh Sao Thổ
- Lần đầu tiên trong lịch sử, tàu Cassini thu được âm thanh kỳ lạ từ sao Thổ
Tàu thăm dò không người lái Cassini trị giá 3,3 tỷ USD của NASA, bắt đầu khám phá sao Thổ và các Mặt Trăng của hành tinh khí khổng lồ này vào năm 2004. Trong suốt thời gian đó, nó đã bay xung quanh hệ sao Thổ để chụp và gửi về Trái Đất hơn 450.000 bức ảnh.
Khi nhiên liệu của Cassini sắp cạn kiệt, nhiệm vụ khoa học cuối cùng của con tàu là tự sát bằng cách lao thẳng qua khí quyển sao Thổ.
Hôm nay, 11/9, Cassini sẽ chịu một cú huých trọng lực từ Mặt Trăng lớn Titan và bắt đầu hành trình va chạm với sao Thổ. Và vào khoảng 3 giờ chiều ngày 14/9, Cassini sẽ chụp bức ảnh cuối cùng, sau đó nó sẽ thực hiện hành trình vào cõi chết. Trong quá trình này, Cassini vẫn duy trì liên lạc với Trái Đất.
Đến khoảng 5h30 ngày 15/9, tàu Cassini sẽ bắt đầu bay xuyên qua những đám mây ở trên cùng trong khí quyển của sao Thổ. Tàu sẽ bay chậm lại, nóng lên và bắt đầu bổ nhào khi ma sát với không khí tăng lên.
Cassini sẽ bắt lửa và biến thành quả cầu lửa vụt qua bầu trời sao Thổ. Ngay cả trong những khoảnh khắc cuối cùng này, Cassini vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình. Nó sẽ điều chỉnh để hướng về phía Trái Đất và truyền dữ liệu về trong thời gian lâu nhất có thể.
Đĩa vô tuyến ở Australia sẽ nhận được tín hiệu cuối cùng từ Cassini vào khoảng 6h55 sáng ngày hôm sau. Sau đó tàu Cassini sẽ bay suốt 83 phút và hệ thống trên tàu sẽ tắt vĩnh viễn.
Ngày 15/10/1997, tàu Cassini rời mũi Canaveral ở Florida, Mỹ và đến sao Thổ vào ngày 1/7/2004. Nó đã gửi về những hình ảnh ấn tượng của sao Thổ và hơn 60 Mặt Trăng của hành tinh khí này.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Cassini là thả thiết bị đổ bộ Huygens xuống Titan - Mặt Trăng lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời, bị bao phủ bởi khí quyển dày đặc chứa nitơ, che khuất những hồ nước và mặt biển.
Sau đó, Cassini còn phát hiện ra những mạch phun khổng lồ phụt lên từ các vết nứt ở cực Nam của Enceladus, Mặt Trăng tí hon đóng băng chứa một đại dương lớn ẩn bên dưới.
Nhờ đó, các nhà nghiên cứu xác định Titan và Enceladus được xem như một trong những nơi có nhiều khả năng tìm thấy sự sống ngoài hành tinh nhất trong hệ Mặt Trời. Đây cũng chính là lý do Cassini không thể tiếp tục bay trên quỹ đạo quanh sao Thổ bởi rất khó kiểm soát rủi ro va chạm với các vệ tinh Titan và Enceladus.