Tại sao hít thở sâu giúp giảm căng thẳng một cách nhanh chóng?

Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có vô số lần bạn rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng tột độ, hãy học cách hít thở sâu để có thể làm vơi bớt đi căng thẳng, mệt mỏi. Hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu lý do tại sao hít thở sâu giúp giảm căng thẳng một cách nhanh chóng nhất nhé!

Bất cứ ai trong số chúng ta đều cảm thấy lo lắng trước khi phẫu thuật, các bác sĩ và y tá thường khuyên rằng hít một hơi thật sâu và chậm, rồi thở hơi dài ra. Đây dường như không phải là một cách "dập tắt" lo lắng, nhưng trong nhiều trường hợp, nó thực sự mang lại những tác dụng hiệu quả.

Tại sao hít thở sâu giúp giảm căng thẳng một cách nhanh chóng?

Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm cách chứng minh vì sao việc thở sâu, bao gồm việc tập trung vào hơi thở trong khi thiền, đem lại cho bạn sự bình tĩnhcảm giác bình yên. Trong một bài viết được đăng tải trên báo Science, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Mark Krasnow - chuyên gia ngành Hóa Sinh tại trường Đại học Stanford, đã nghiên cứu ở loài chuột và phát hiện rằng trong não bộ của chuột có một nhóm các dây thần kinh hô hấp kết nối trực tiếp đến trung tâm hưng phấn của não bộ. Hay nói cách khác, hơi thở có thể tác động trực tiếp tới mức độ hoạt động tổng thể của não bộ.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Krasnow đã tiến hành thực nghiệm trên một nhóm gồm 3.000 tế bào thần kinh trong não bộ của loài động vật gặm nhấm, những tế bào thần kinh này điều khiển tất cả các mẫu hơi thở khác nhau của chuột, từ việc thở nhanh, thở gấp có liên quan đến việc gắng sức và hào hứng, đến hơi thở chậm điển hình cho việc nghỉ ngơi, hơi thở dài và hơi thở trong khi kêu. Nhà nghiên cứu Krasnow nhận ra rằng khoảng 60 loại tế bào thần kinh tạo ra nhịp thở và mỗi loại trong nhóm tế bào thần kinh lại chịu trách nhiệm "quản lý" các mẫu hơi thở khác nhau.

Não bộ

Trong nghiên cứu này, nhóm của giáo sư Krasnow cố gắng phân biệt mỗi loại tế bào thần kinh khác nhau và sự ảnh hưởng đa dạng của chúng lên hơi thở. Sử dụng kỹ thuật di truyền, họ kiềm chế các tế bào thần kinh cụ thể trên chuột để xem những gì mà chức năng hô hấp có thể bị ảnh hưởng. Thí nghiệm đầu tiên của nhóm có vẻ như thất bại khi các nhà nghiên cứu thay đổi một tế bào thần kinh, nhưng điều đó lại không thể hiện bất kỳ sự khác biệt nào trong việc hô hấp của những con chuột thí nghiệm. "Chúng tôi cảm thấy rất thất vọng", Krasnow nói.

Sau đó, nhóm nghiên cứu tạm dừng thí nghiệm và di chuyển các con chuột đó sang một cái lồng mới. Họ bắt đầu nhận thấy những thay đổi lạ trên những con chuột đó. Thông thường khi bị di chuyển, loài chuột sẽ cảm thấy lo lắng và ám ảnh về việc phải khám phá môi trường mới xung quanh. Thế nhưng, thay vì đánh hơi và chạy xung quanh như mọi lần khác, con chuột được những nhà nghiên cứu thay đổi trung tâm hô hấp đã trở nên bình tĩnh hơn. Chúng không hề cảm thấy lo lắng khi phải khám phá môi trường xung quanh nữa.

Xem thêm: Làm thế nào để giữ bình tĩnh khi căng thẳng, tức giận

Ngồi thiền

Krasnow đã phá vỡ tập hợp các dây thần kinh có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng trung tâm não, những tế bào thần kinh có thể thông báo đến não khi có những trường hợp khẩn cấp và thiết lập báo động cho cơ thể và giúp duy trì sự bình tĩnh. Đây là sự thay đổi xảy ra khi chúng hít thở sâu và thở chậm. "Việc hơi thở và não bộ có tương quan với nhau nghĩa là nếu chúng ta có thể làm hơi thở chậm xuống bằng cách hít thở sâu hoặc làm chậm hơi thở để cho những dây tế bào thần kinh không truyền tín hiệu đến trung tâm phản ứng của não bộ, từ đó không kích động não bộ thì bạn có thể thở một cách bình tĩnh. Điều này sẽ làm dịu tâm trí của bạn", giáo sư Krasnow cho biết.

Hay nói một cách khác, việc thở có thể làm thay đổi tâm trí hoặc trạng thái của tâm trí​.

Căng thẳng

Vậy tại sao một số người vẫn cảm thấy lo lắng sau một lúc hít thở sâu? Có thể là do biến thể di truyền của họ, nghĩa là họ có phản ứng chậm đến cụm dây thần kinh chịu trách nhiệm điều tiết hơi thở, do đó phải thở sâu có ý thức nhiều hơn để chuyển đổi não từ trạng thái khuấy động sang trạng thái bình tĩnh. Trong trường hợp này, một vài thứ tác động từ bên ngoài như thuốc hay các biện pháp trị liệu nhắm tới đúng nhóm tế bào thần kinh hô hấp và kiểm soát hoạt động của não bộ có thể cần thiết.

Đó cũng chính là điều mà giáo sư Krasnow hy vọng việc nghiên cứu sẽ tìm ra được: Cách để kiểm soát hiệu quả, giải toả căng thẳng thông qua hơi thở sâu. Giáo sư Krasnow cũng nói rằng không nên bỏ lỡ việc thở sâu vì đó là một cách để chúng ta chống lại căng thẳng và lo lắng. Đây là cách giải thích khoa học cho hiện tượng này.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 10/04/2017 14:01
51 👨 905
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình