Các nhà khoa học dựa vào thành phần hóa học có chủ yếu trong bầu khí quyển của mỗi hành tinh để xác định mùi của chúng mà không cần đặt chân lên đó để ngửi.
- Khám phá thú vị về các hành tinh lạ ngoài hệ Mặt Trời
- Phát hiện ngoại hành tinh nóng nhất vũ trụ, có nhiệt độ lên tới 4.327°C
Do sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất nên phần lớn bầu khí quyển ở đây bị tác động bởi gió Mặt Trời. Bầu khí quyển trên hành tinh này rất mong manh, thành phần chủ yếu là natri nên hành tinh này gần như không có mùi.
Bầu khí quyển trên sao Kim cực kỳ đặc và có áp suất lớn hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Trên đó cũng chứa đầy các đám mây axit sulfuric nên hành tinh này có mùi hăng của trứng thối.
Khí quyển sao Hỏa với tổng hợp của sắt, axit, magie, sulfur trong một môi trường nhiều khí CO2 nên cũng có mùi trứng thối giống sao Kim.
Sao Mộc có nhiều lớp khí quyển khác nhau nên mùi của hành tinh khí khổng lồ này thay đổi theo các tầng khí quyển. Lớp khí quyển ngoài chứa nhiều amoniac nên có mùi như nước lau kính, trong khi các lớp khí quyển bên dưới chứa nhiều hydro cyanua nên có mùi như hạnh nhân.
Các nhà khoa học chưa xác định được mùi trên sao Thổ nhưng mặt trăng Titan của hành tinh này với bầu khí quyển chứa nito nên có khả năng có mùi giống nhà máy lọc xăng dầu.
Sao Thiên Vương gần như không có mùi do bầu khí quyển của nó chứa khí hydro, heli và khoảng 2% khí metan. Sao Hải Vương có mùi tương tự sao Thiên Vương.
Do các phi hành gia đã từng đặt chân lên Mặt Trăng để thu thập mẫu đất đá trên hành tinh này nên các nhà khoa học không cần phán đoán xem trên đó có mùi gì. Theo các phi hành gia mô tả vệ tinh này có mùi như thuốc súng sau khi đốt.