Rét đậm, rét hại là gì? Kiểu rét nào 'đáng sợ' hơn?

Rét đậm, rét hại... là thuật ngữ chúng ta thường nghe thấy trong các bản tin dự báo thời tiết. Vậy, rét đậm, rét hại là gì, kiểu rét nào đáng sợ nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ này và các loại rét ở nước ta.

Phân biệt các loại rét ở nước ta

Để phân biệt trời lạnh, trời rét, rét đậm, rét hại chúng ta dựa vào nhiệt độ trung bình ngày.

Nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực
Trời lạnhDao động phổ biến trong khoảng từ 20 đến 22 độ C.
Trời rétDao động phổ biến trong khoảng từ 20 đến 22 độ C.
Rét đậmDao động phổ biến trong khoảng từ 13 đến 15 độ C.
Rét hạiNhiệt độ giảm xuống dưới 13 độ C.

Rét đậm, rét hại là thuật ngữ dùng cho hiện tượng thời tiết ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, không áp dụng đối với vùng núi do thường xuyên xảy ra hiện tượng này.

Rét đậm

Rét hại còn được chia làm 2 kiểu rất đặc trưng gồm:

Rét đậm ẩm (ướt): Kiểu rét tê cóng, buốt chân tay, nhiệt độ khoảng 10 độ C, độ ẩm không khí cao, có thể kèm mưa, băng tuyết ở vùng núi cao.

Rét đậm khô: Nhiệt độ không khí có thể xuống thấp hơn đến 7 - 9 độ C, độ ẩm 20 - 30%, thậm chí ban ngày có nắng hửng lên rất khó chịu. Ban đêm, ở các vùng núi có sương muối, băng giá. Đây chính là kiểu rét thường gặp đáng sợ nhất.

Tại sao lại phải phân biệt 'rét đậm' với 'rét hại' như vậy?

Miền Bắc nước ta là nơi có các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhiều nhất vào mùa lạnh nên cần phải phân biệt rõ rét đậm và rét hại nhằm giúp bà con nông dân có biện pháp đối phó thích hợp với hiện tượng thời tiết cực đoan này.

Thứ Sáu, 08/01/2021 07:47
54 👨 4.319
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khí hậu - Thời tiết