Tất cả chúng ta ai cũng phải ngáp vì mệt và buồn ngủ mà chẳng thể chống cự hay phản kháng. Và khoa học đã chứng minh rằng tất cả mọi loài vật trên đời này, bao gồm cả loài rắn đều biết ngáp.
Cận cảnh về màn ngáp của rắn, các bạn có thể xem kỹ trong ảnh dưới đây.
Tại sao rắn lại ngáp?
Tóm lại, rắn cũng biết ngáp và lý do rắn ngáp cũng là một điều thú vị . Khác với việc chúng ta ngáp vì mệt và buồn ngủ, các nhà khoa học tin rằng rắn ngáp là để khởi động trước khi săn mồi, nhất là khi con mồi ấy có kích cỡ “khổng lồ” so với cái đầu của con rắn.
Hàm dưới của rắn không được gắn bằng xương, mà bằng một sợi cơ nên khi ngáp rắn rắn có thể mở hàm ở một khẩu độ rộng đến kinh ngạc để đưa bữa ăn xuống dạ dày.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho rằng, thực ra rắn không ngáp mà chỉ đơn giản là mở miệng để thu thập các hóa chất trong không khí, nhằm xác định các thứ đang tồn tại trong môi trường xung quanh. Bởi phần hàm trên của rắn có một bộ phận gọi là vomeronasal. Sau khi mở miệng, thè lưỡi và rụt lại, lưỡi của rắn sẽ chạm vào cơ quan này để cung cấp các dữ liệu thu thập được. Cơ quan này sẽ phân tích giúp con rắn xác định được vị trí của con mồi.
Nhưng khi một con rắn ngáp quá nhiều thì lại khác, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nó đang bị bệnh. Thực tế rắn rất dễ bị nhiễm khuẩn và nấm từ các con mồi mà chúng ăn, dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng.