Một khối vật thể lạ khổng lồ như một gò đất vừa được tìm thấy gần lâu đài Skipsea ở Anh ước tính đã gò này đã 2.500 năm tuổi.
Theo các chuyên gia khảo cổ học nước Anh, gò đất này được tạo bởi chủng người Normon, sinh sống vào năm từ 1086 tại khu vực gần lâu đài Skipsea. Ước tính gò đất này có kích cỡ 85x13m và khi phân tích lượng đất nằm trong lõi của gò, giới chuyên gia nhận định gò đất này có thể đã tồn tại khoảng 2.500 năm trước.
Nguồn ảnh: BBC.
Tiến sĩ Leary, người đứng đầu cuộc khai quật cho biết hiện đây là di tích gò đất khảo cổ lớn nhất nước Anh và hiện nhóm khảo cổ đang lên kế hoạch nghiên cứu lý giải vì sao gò đất này được hình thành, nó được tạo ra như thế nào và mục đích là để làm gì?.
Liệu đây có phải là một gò đất chôn cất, thường thấy ở các gò đất cổ từng được tìm thấy ở Đức, Thụy Sỹ, Miền Đông nước Pháp? – Leary đặt nghi vấn.
Trước đấy, Tiến sĩ Leary cũng từng khai quật khu Silbury Hill, Wiltshire, một gò đất thời kỳ đồ đá kích cỡ 39,624m ở Châu Âu.
Nhiều quan điểm nhận định xoay quanh mục đích ra đời của các gò đất cổ này, có thể nó là một tháp, lô cốt phòng thủ, hoặc cũng có thể là một nơi chôn cất bí mật nào đó rất phổ biến của cư dân cổ ở Bắc Âu vào thế kỷ thứ 10.
Huỳnh Dũng (Theo BBC)