Lần đầu tiên, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu theo dõi đường bay của ong nghệ trong cả vòng đời thời gian của chúng. Kết quả đó giúp các nhà nghiên cứu về sinh học hiểu rõ hơn mọi hoạt động của loài ong. Ngoài ong ra, loài côn trùng cũng góp một vai trò quan trọng trong việc thụ phấn giúp cho cây trồng. Hiểu rõ được những chuyển động của loài ong, có thể giúp người nông dân quản lý canh tác nông nghiệp của họ tốt hơn.
Joseph Woodgate ở trường đại học Queen Mary của London cùng với các đồng nghiệp của ông đã sử dụng radar để theo dõi đường bay hàng ngày của bốn con ong khác nhau từ lúc chúng rời khỏi tổ đến khi chúng không còn quay trở lại nữa. Bởi vì mỗi radar chỉ theo dõi được một con ong nên các nhà nghiên cứu phải đặt bốn tổ ong khác nhau tại bốn thời điểm khác nhau để theo dõi từng con một.
Điều phối viên nghiên cứu Lars Chittka đã trả lời với thông cáo báo chí rằng: "Thời gian đầu, chúng tôi có thể ghi lại những toàn bộ 'câu chuyện về cuộc sống' của một con ong. Lúc đầu, cô ong đó bay ra ngoài và nhìn thấy ánh sáng ban ngày khác hoàn toàn so với thế giới hiện tại xung quanh cô ấy. Cô bay ra ngoài và trở thành một gã thợ săn kinh nghiệm trong môi trường ngập tràn toàn mật ngọt nhưng lại đầy rẫy những mối đe dọa nguy hiểm như có thể mất mạng trong tay những kẻ săn mồi hoặc vô tình đi quá xa tổ của mình".
Để theo dõi mọi hoạt động của loài côn trùng, các nhà khoa học đã dùng keo dính gắn lên thân mỗi con ong một hệ thống radar nhận và phát tín hiệu dài 16 milimét. Các ăng-ten radar không gây hại hay làm cản trở mọi hoạt động thường ngày của loài ong như dành cả ngày để tìm kiếm thức ăn tại một cánh đồng hoa và khế rộng lớn tại Hertfordshire, Anh. Từ radar của bốn con ong đó, các nhà khoa học đã thu thập được thông tin về 244 lần bay, dài khoảng 15000 phút bay và xa hơn 111 dặm.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng ong nghệ đi đến các nơi để tìm kiếm hoặc khai thác thức ăn để thu hoạch. Nhưng chúng đã tìm kiếm và khai thác trong thời gian bao lâu thì họ chưa chứng minh được.
Các nhà nghiên cứu có viết: "Một trong những kết quả nổi bật nhất khi tìm hiểu đó là độ lớn của mỗi con ong khác nhau" trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí PLoS ONE.
Ví dụ: Ong số 1 dành hầu hết thời gian của chúng để khai thác thức ăn - khoảng hơn 90% nhưng ong số 2 và ong số 3 lại dành nhiều thời gian để khám phá. Trong những cuộc thám hiểm của họ, ong số 1 và số 3 không đi quá xa như ong số 2 và số 4. Ong số 1 và số 4 thường thay đổi điểm đến các chuyến bay của họ trong quá trình tìm kiếm thức ăn và không bao giờ quay lại vị trí ban đầu họ đã tìm.
Mỗi hình ảnh mô tả các hoạt động trong đời của một con ong, tổ của chúng hiển thị bằng một vòng tròn màu xanh. Mỗi đường bay cá nhân được hiển thị bằng một màu sắc khác nhau: chuyến bay gần nhất (màu xanh), chuyến bay xa hơn (màu vàng) và chuyến bay cuối cùng (màu đỏ).
Nghiên cứu trình bày chi tiết về vòng đời ngắn nhất và dài nhất của con ong. Vòng đời dài nhất của chúng là một tháng, còn hầu hết loài ong thường chết sớm hơn. Trong nghiên cứu này, con ong số 2 chỉ sống được 6 ngày và nó là con ong có vòng đời ngắn nhất. Một lần, các nhà khoa học tình cờ nhìn thấy con ong số 2 vẫn còn ở trên cánh đồng sau khi mặt trời lặn. Nó đậu dưới một bông hoa trên thân cây khế. Vì loài ong không bay vào ban đêm nên cô ong đó phải ngủ lại ở trên thân cây.
Buổi sáng hôm sau, các nhà khoa học tỉnh dậy trước khi bình minh và thấy cô ong này vẫn ngồi dưới bông hoa. Lúc 8 giờ 15 phút sáng, cô bắt đầu đi tìm kiếm thức ăn ở mật hoa.
Vào ngày thứ sáu, cô đã có một chuyến bay nhanh, hướng về phía Đông Nam và bay ra ngoài phạm vi của radar. Cô lại thấy một thân cây khế giống chỗ mà cô đã đậu vào buổi tối hôm trước, kế hoạch tìm kiếm thức ăn được lặp lại một lại nữa cho đến khi mặt trời mọc. Nhưng thật không may, một cơn mưa bão dữ dội vào tối qua đã mang cô đi và không bao giờ quay trở lại được nữa.