Nguyệt thực, trăng tuyết và sao chổi sẽ cùng xuất hiện vào hôm nay

Đừng bỏ lỡ hiện tượng thiên văn cực hiếm - nguyệt thực nửa tối, trăng tuyết và sao chổi sẽ cùng xuất hiện vào cuối tuần này đó!

Theo trang Daily Mail đưa tin: "Những người yêu thiên văn học trên thế giới sẽ có dịp được chiêm ngưỡng trăng tuyết, nguyệt thực nửa tối và sao chổi 45P. Các hiện tượng thiên văn kể trên sẽ diễn ra vào khoảng rạng sáng - 5 giờ 30 phút ngày 11 tháng 2 theo giờ Việt Nam."

Chẳng mấy khi nhiều sự kiện thiên văn lại "hội ngộ" cùng một thời điểm như vậy, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ống nhòm và kính thiên văn để không bỏ lỡ sự kiện thiên văn tuyệt đẹp có thể quan sát ở khắp nơi trên thế giới này nhé.

Vào thứ Sáu cuối tuần này, tức ngày 10 tháng 02 năm 2017, hiện tượng thiên văn "nguyệt thực" được dự báo trước sẽ xuất hiện "trăng tuyết" - hay còn gọi là trăng tròn tháng 2. Nguồn gốc của cái tên "trăng tuyết" này được đặt bởi người Bắc Mỹ vì thời điểm đó tuyết rơi nhiều nhất ở Mỹ. Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất bởi bóng của Trái Đất trước ánh sáng của Mặt Trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Trăng tròn tháng 2 sẽ xuất hiện vào cuối tuần này và trùng với hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Vài tiếng sau đó, sao chổi 45P - còn được gọi là Sao chổi Năm mới (New Year comet), sẽ di chuyển đến vị trí gần Trái đất nhất - với khoảng cách siêu gần.

Trăng tuyết, nguyệt thực và sao chổi - tất cả sẽ cùng xuất hiện vào cuối tuần nàyCùng lúc đó, nguyệt thực nửa tối cũng đồng thời xảy ra, bao trùm bóng tối lên một phần Mặt Trăng. Trong trường hợp trời quang mây, trăng sẽ chuyển màu bạc tối suốt quá trình nguyệt thực. Hình ảnh trên là hiện tượng nguyệt thực ở Dublin vào năm 2007.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng và Trái Đất nằm ở giữa. Do đó, Trái Đất sẽ che lấp một phần hoặc toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Có 3 loại nguyệt thực: toàn phần, một phần và nửa tối.

Nguyệt thực nửa tối (penumbral lunar eclipse) xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ dần và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi. Khi đó, ánh sáng của Mặt Trăng sẽ bị giảm bớt đi một chút so với ngày thường. Hiện tượng này được dự đoán sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày 11 tháng 2 (theo giờ Việt Nam). Hầu hết khu vực châu Á có thể quan sát hiện tượng này, cũng như châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Hiện tượng kỳ thú này sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng 19 phút, và may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được tại Việt Nam. Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu vào 5 giờ 34 phút sáng ngày 11/2, tức thứ Bảy tuần này và lên đến đỉnh khoảng 1 tiếng sau đó kết thúc lúc 9 giờ 53 phút.

Còn với những tín đồ thiên văn học tại châu Âu và châu Mỹ, nguyệt thực nửa tối sẽ xuất hiện sớm hơn một chút vào tối ngày 10 tháng 2 năm 2017, tức thứ Sáu tuần này.

Hiện tượng thiên văn xảy ra vào năm 2007.Hiện tượng nguyệt thực sẽ xuất hiện vào ngày 10 tháng 2 năm 2017, khi trăng tròn mọc lên ở chân trời phía Đông trước khi Mặt Trăng đi vào phần rìa tối của Trái Đất. Hình ảnh này chụp hiện tượng thiên văn xảy ra vào năm 2007.

Để kiểm tra hiện tượng nguyệt thực sẽ xuất hiện vào thời điểm nào trong khu vực của bạn, tham khảo thêm ở trang Time and Date site nhé.

Vậy khi chiêm ngưỡng xong hiện tượng nguyệt thực thì sao? Hãy chuẩn bị sẵn sàng nhé, bởi chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, Sao chổi 45P – hay Sao chổi Năm mới, sẽ di chuyển qua Trái Đất với khoảng cách siêu gần.

Trên một blog được đăng tải trên web, Nasa cho biết: "Sao chổi 45P, sẽ xuất hiện sau khi Mặt trời lặn vào 2 tháng qua - dùng ống nhòm và kính thiên văn là cách tốt nhất để quan sát hiện tượng thiên văn tiếp cận gần nhất với Trái Đất vào ngày 11 tháng 2, khi đó sẽ là 0.08 đơn vị thiên văn (7,4 triệu dặm) tính từ Trái Đất".

Ảnh chụp nguyệt thực năm 2001 ở MalaysiaẢnh chụp hiện tượng nguyệt thực năm 2001 ở Malaysia.

Ảnh chụp nguyệt thực ở Munich, Đức, năm 2003Ảnh chụp hiện tượng nguyệt thực ở Munich, Đức, năm 2003.

"Sao chổi sẽ di chuyển qua các chòm sao Bắc Miện Corona Borealis (the Northern Crown), chòm sao Boötes (the Herdsman), Canes Venatici (Boötes' hunting dogs) và Ursa Major. Sau đó là chòm sao Leo vào cuối tháng Hai. Nó sẽ di chuyển khá nhanh chóng 9 độ mỗi ngày! Và sẽ quay trở lại vào tháng 2 năm 2022".

Cứ khoảng 5 năm, Sao chổi sẽ lại "tìm đường" trở về phía trong hệ Mặt trời. Hiện tượng sao chổi này rất dễ nhận ra với phần đầu màu xanh lá cây sáng.

Ta có thể quan sát được hiện tượng sao chổi này vào sáng ngày 11 tháng 2 (theo giờ Việt Nam) về phía chòm sao Hercules. Nó sẽ còn di chuyển qua nhiều chòm sao khác trong những ngày còn lại của tháng 2, tuy nhiên khi đó thì sao chổi nằm cách xa Trái đất hơn rất nhiều.

Sao chổi 45PSao chổi 45P di chuyển khá nhanh chóng với 9 độ mỗi ngày. Cứ 5 năm, nó sẽ lại "tìm đường" trở về phía trong hệ Mặt trời. Như vậy, nếu bỏ lỡ sự kiện lần này, chúng ta chỉ có thể chờ nó quay lại vào năm 2022.

Mặc dù hiện tượng sao chổi này rất dễ nhận ra với phần đầu màu xanh lá cây sáng nhưng bạn có thể sẽ cần đến ống nhòm nếu muốn quan sát chúng bởi hiện tượng thiên văn này tương đối khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 20/02/2017 22:53
47 👨 2.477
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ