Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu vệ tinh suốt 25 năm, và tính rằng mực nước biển không tăng với tốc độ ổn định, nó đang dâng lên với tốc độ chóng mặt. Nếu xu hướng này tiếp tục, mực nước biển dâng có thể tăng gấp đôi so với mức được dự báo vào năm 2100 trong các báo cáo trước đây.
Nghiên cứu được quan sát trong nhiều thập kỷ và cho thấy rằng mực nước biển đang dâng cao, năm 2014, trung bình những đợt sóng cao hơn 6.6cm so với năm 1993. Để nghiên cứu tốc độ dâng của nước biển, các nhà nghiên cứu đã quan sát các phép đo độ cao của sóng suốt 25 năm qua vệ tinh như TOPEX / Poseidon và ba vệ tinh của Jason, cũng như dữ liệu thủy triều trên mặt đất và các bản đồ, mô hình mô phỏng khí hậu.
Nói chung, các nhà nghiên cứu tính toán rằng tốc độ nước biển tăng lên khoảng 0,08mm mỗi năm. Nếu không được kiểm soát, xu hướng này có thể tăng ít nhất 10mm mỗi năm vào cuối thế kỷ, điều này sẽ gây ra nhiều tàn phá cho các thành phố ven biển trên thế giới.
Steve Nerem, nhà nghiên cứu hàng đầu của dự án nói: "Sự tăng tốc này, chủ yếu do sự tan chảy băng nhanh chóng ở Greenland và Nam Cực, có khả năng tăng gấp đôi mực nước biển dâng lên năm 2100 so với các dự báo có tỷ lệ không đổi - trên 60cm thay vì khoảng 30cm".
Gary Mitchum, đồng tác giả của nghiên cứu nói: "Các phép đo thuỷ triều là rất cần thiết để xác định sự không chắc chắn trong việc tính toán gia tốc của GMSL (mực nước biển trung bình toàn cầu). Chúng cung cấp đánh giá duy nhất cho các thiết bị vệ tinh từ mặt đất".
Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện của họ chỉ là sự khởi đầu. Giai đoạn 25 năm được nghiên cứu cho đến nay là đủ lâu để tìm ra gia tốc, nhưng các dữ liệu khác cũng sẽ được thu thập bởi dự án Jason-3 và các vệ tinh đo độ cao nước biển khác, cũng như các trạm mặt đất tiên tiến hơn.
Công trình của nhóm nghiên cứu đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học từ Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường (CIRES), Đại học Colorado Boulder, Đại học Nam Florida, NASA Goddard Space Flight Center, Đại học Old Dominion và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khí quyển.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Xem thêm: