Ngắm nhìn 12 tuyệt tác ảnh đã cho thế giới "ăn quả lừa" trong năm vừa qua

Có bao giờ bạn từng nghĩ 50% trong số những hình ảnh được đăng tải trực tuyến trên mạng là "giả mạo" hay không? Hầu hết chúng ta đều nghĩ như vậy. Thậm chí, có những hình ảnh tuyệt vời được cho là tuyệt tác nghệ thuật mà chúng ta chiêm ngưỡng trong suốt thời gian qua thực chất chỉ là "hàng fake" mà thôi. Những hình ảnh đó khi nhìn thoáng qua giống y như thật đã "lừa" được không ít người trong năm qua với sự trợ giúp "thần kì" của photoshop. Dưới đây là 12 bức ảnh và ảnh GIF "hàng fake" đang nổi bật trên mạng trong thời gian gần đây.

1. Chiếc máy bay bằng giấy bay lơ lửng giữa hai chiếc quạt cho thấy "khoa học"?

Chiếc máy bay bằng giấy bay lơ lửng giữa hai chiếc quạt cho thấy "khoa học"

SpacePorn, SciencePorn, HistoryPorn...Nếu thấy từ "porn" ở phía cuối tên một tài khoản Twitter thì tài khoản đó không được phép chứa những hình ảnh "khiêu dâm", hay theo một cách nào đó. Điều đó có nghĩa là những tài khoàn này có thể là tài khoản rác.

Giống trường hợp tài khoản SciencePorn - một tài khoản Twitter với hơn 1,8 triệu người theo dõi gần đây có cập nhật một hình ảnh với tiêu đề chỉ có duy nhất 1 chữ: "Science" - nghĩa là "khoa học". Đúng vậy, chúng ta có thể sử dụng những từ khác để thay thế giống như "Fake", "hàng Fake" hoặc "giả mạo".

Ảnh gif từ tài khoản có tên là SciencePorn trên Twitter cho thấy một chiếc máy bay bằng giấy đang bay lơ lửng giữa hai chiếc quạt đang thổi gió. Trò quảng cáo này là từ video của ngày Cá tháng tư (ngày 1 tháng 4) được thực hiện bởi một nhóm trên Youtube. Làm thế nào để chiếc máy bay đó có thể bay lơ lửng trên không? Chúng ta đều biết chắc chắn rằng nó không phải là do hai chiếc quạt. Sự thật hóa ra chiếc máy bay bằng giấy đó có một sợi dây ở giữa có thể giúp nó bay lơ lửng trên không.

Chiếc máy bay bằng giấy bay lơ lửng giữa hai chiếc quạt cho thấy "khoa học"

Nhóm này đã giải thích: "Đằng sau bức ảnh này chỉ là một trò đùa 'chơi khăm' vào ngày Cá tháng tư mà thôi. Và bức ảnh này có từ năm 2011, vì vậy tôi không chắc chắn rằng làm thế nào SciencePorn có thể bị lừa vào 5 năm sau". Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì nó cũng hoàn toàn là "hàng giả". Không phải là hình ảnh khiêu dâm nhưng cũng không phải là khoa học. Vì vậy, theo cách mà tôi hiểu, chúng ta chỉ bị lừa một lần nữa trừ khi là người không hiểu gì về khoa học.

Được đăng tải trên Twitter bởi SciencePorn.

2. Đây có phải là David Bowie và Iggy Pop không?

Đây có phải là David Bowie và Iggy Pop không

Bức ảnh bên trái thường gây nhầm lẫn cho mọi người về bữa tiệc ăn mừng thành công của ca sĩ David Bowie. Tuy nhiên, như bạn có thể nhìn thấy bức ảnh gốc bên tay phải, nó hoàn toàn là hàng giả. Bức ảnh phần đầu của Bowie có từ khi chụp album "Heroes" vào năm 1977. Bức ảnh này đã được lật ngang (bạn có thể quan sát ảnh gốc bên dưới) và rõ ràng là cánh tay của ông đã bị xóa đi.

Đây có phải là David Bowie và Iggy Pop không

Phía bên dưới là bức ảnh gốc của nghệ sĩ Iggy Pop, bức ảnh này được chụp vào năm 1969, cách bức ảnh của Bowie gần một thập kỷ.

Phía bên dưới là bức ảnh gốc của nghệ sĩ Iggy Pop

Còn các bộ phận trên cơ thể lấy từ đâu? Đúng vậy, bức hình này là của Dean Martin và Jerry Lewis. Cách thể hiện cảm xúc của họ chưa được chính xác lắm. Bức ảnh gốc của Martin và Lewis được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ có tên là Philippe Halsman, người được biết đến với những bức ảnh chụp người nổi tiếng nhảy trong không khí. Thậm chí, Halsman từng chụp cho Richard Nixon (ảnh bên trái) và Công tước - nữ công tước xứ Windsor (ảnh bên phải) nhảy giống như những chú thỏ trong loạt ảnh của mình.

Richard Nixon (ảnh bên trái) và Công tước - nữ công tước xứ Windsor (ảnh bên phải)

Hiện giờ vẫn chưa rõ ràng, ai là người đầu tiên dán khuôn mặt Bowie và Iggy Pop trên ảnh của Halsman. Đặc biệt, tất cả chúng ta đều biết đến bức ảnh này như là một hình ảnh thật trong nhiều năm.

3. Đây có phải người phụ nữ đứng trên lá cờ Mỹ đang cầm lá cờ "Hillary for President 2016" không?

Không phải, người phụ nữ đứng trên lá cờ Mỹ không phải đang cầm lá cờ "Hillary for President 2016". Chắc chắn, bạn sẽ không thể nhận ra nếu chỉ đơn giản nhìn vào bức ảnh này, bởi sự thật là bức ảnh này đã được chỉnh sửa. Bức ảnh gốc nằm phía bên tay phải.

Theo như trang web "lật tẩy sự thật huyền thoại" Snopes đã chỉ ra rằng, người trong bức ảnh là Latausha Nedd, một nhà hoạt động chính trị, người mà thực tế đang cầm trên tay lá cờ Pan-African. Bức ảnh phiên bản Fake được đăng tải trên Instagram, Facebook và Twitter trong những tuần gần đây, chủ yếu là trong giới bảo thủ. Dựa trên buổi phát biểu Wisconsin cho thấy Vicki Mckenna đã đăng tải bức ảnh Fake, rầm rộ nhất là trên Twitter.

Thực tế, phiên bản photoshop chuyên nghiệp Hillary rõ ràng là giả, không dừng lại ở đó các chính trị gia như đại diện Wisconsin - Robin Vos khi nhìn thấy những hình ảnh được đăng tải. Vos có nói rằng nó là một "bình luận buồn về đảng Dân chủ khi họ dẫm chân lên lá cờ của chúng tôi".

Đây có phải người phụ nữ đứng trên lá cờ Mỹ đang cầm lá cờ "Hillary for President 2016"Bức ảnh giả được đăng tải trên Twitter.

4. Chương trình truyền hình "gia đình Simpsons" đã dự đoán được Pokémon Go?

Chương trình truyền hình "gia đình Simpsons" đã dự đoán được Pokémon Go

Khi nhìn lại thập niên trước của những tập chương trình truyền hình "gia đình Simpsons" (chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu chiếu từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ), thực sự giống như những gì mà tất cả chúng ta tiên đoán. Bức ảnh chụp màn hình điện thoại trên hoàn toàn là giả.

Bức ảnh này làm rầm rộ thời gian gần đây, những người trên các trang web Reddit tuyên bố rằng "Gia đình Simpsons" dự đoán được Pokémon Go. Nhưng thực tế, bức ảnh này được chụp màn hình ở mùa 14 trong một tập phim có tên là "How I Spent My Strummer Vacation". Đó là một bức ảnh photoshop mà thôi.

Bên dưới là hình ảnh gốc từ tập có Homer chỉ ra góc trống và chả có con Pokémon Go nào ở đó cả.

Chương trình truyền hình "gia đình Simpsons" đã dự đoán được Pokémon GoBức ảnh giả được đăng tải trên Twitter.

5. Đây có phải là cách MGM tạo ra đoạn giới thiệu phim quen thuộc với nhiều người hay không?

Đây có phải là cách MGM tạo ra đoạn giới thiệu phim quen thuộc với nhiều người hay không

Vào đầu tháng trước, ngôi sao "Star Wars" Carrie Fischer đã đăng tải bức hình này với nội dung "Đây là cách MGM tạo ra đoạn giới thiệu phim quen thuộc với nhiều người". Chắc hẳn bạn biết những gì mà tôi đang nói phải không? Chú sứ tử MGM đó gầm gữ lúc giới thiệu trước mỗi tập phim Tom and Jerry.

Vào năm 2016, trên Twitter xuất hiện một hình ảnh được cho là "bóc mẽ" không hay ho gì khi hãng phim MGM thực hiện để có được đoạn giới thiệu này. Thực tế, đó là hình ảnh photoshop từ ảnh chụp một chú sư tử đang chụp cắt lớp trong bệnh viện.

Đây có phải là cách MGM tạo ra đoạn giới thiệu phim quen thuộc với nhiều người hay không

Tất nhiên đó không phải là cách mà hãng phim MGM thực hiện để có được đoạn video này. Theo trang Business Insider, chú sư tử này có tên Samson tại trường thú y Koret của Israel. Samson đang được chữa trị do không thể đi lại được và gặp các vấn đề về thần kinh.

Hiện giờ Samson đã hồi phục hoàn toàn và đây là hình ảnh về phần còn lại của bức ảnh ở phía bên kia máy chụp cắt lớp.

Hiện giờ Samson đã hồi phục hoàn toànBức ảnh giả được đăng tải trên Twitter.

6. Đây có phải hình ảnh Trái đất tuyệt đẹp khi nhìn từ Mặt trăng?

Hiện giờ Samson đã hồi phục hoàn toànBức ảnh giả được đăng tải trên Twitter.  6. Đây có phải hình ảnh Trái đất tuyệt đẹp khi nhìn từ Mặt trăng

Khi lần đầu tiên HoaxEye vạch trần sự thật về bức ảnh này, rằng bức ảnh được tạo ra hoàn toàn từ máy tính bởi một người có tên Vincent Todarello. Mặc dù bức ảnh này hoàn toàn tuyệt vời và kì thú nhưng nó không phải một hình ảnh thực tế được chụp từ từ Mặt trăng đâu nhé.

7. Đây có phải là nam ca sĩ chính của ban nhạc Rammstein không?

Đây có phải là nam ca sĩ chính của ban nhạc Rammstein không

Nam ca sĩ chính của ban nhạc Rammstein người Đức không phải là một fan hâm mộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng chúng ta có thể hiểu làm thế nào có thể nghĩ khác được nếu đang đọc Sputnik, một loại ổ cắm mới được tài trợ bởi điện Kremlin. Gần đây họ đã đăng tải một bức ảnh cho thấy Till Lindemann đang giơ ngón tay cái khi mặc chiếc áo phông có in hình Tổng thống Putin.

Đây có phải là nam ca sĩ chính của ban nhạc Rammstein không

Mặc dù Sputnik là một người tuyên truyền của chính phủ Nga nhưng không phải là người đầu tiên photoshop hình ảnh. Điều đó dường như đã được thực hiện bởi nhân viên của công ty PR có tên Caviar - tùy chỉnh thay đổi thiết kế cao cấp dành cho iPhone tại Nga. Trên trang web Lenta của Nga, Caviar đã xin lỗi về việc Photoshop này.

8. Đây có thật là một quảng cáo bia Heineken?

Đây có thật là một quảng cáo bia Heineken

Ngày trước mọi người đã nuôi con mình bằng việc cho uống bia phải không? Đúng, có thể vậy nếu là một người cha, người mẹ lập dị và vô trách nhiệm. Tuy nhiên, quảng cáo bên trái chỉ là quảng cáo giả và coi hình ảnh photoshop như một trò đùa nhưng tài khoản nổi tiếng OldPicsArchive trên Twitter lại cho đó là sự thật.

"Đây là một quảng cáo thực tế cũ của bia Heineken", tài khoản OldPicsArchive trên Twitter tuyên bố. Tất nhiên thực tế không phải là sự thật. Nó chỉ là quảng cáo 7-Up, như bạn đã nhìn thấy hình ảnh quảng cáo gốc bên tay phải. Trong khi đó, thời gian gần đây mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên khi 7-Up đã sử dụng hình ảnh quảng cáo để quảng bá sản phẩm của họ là an toàn với trẻ nhỏ, còn Heineken chẳng bao giờ quảng cáo bia cho trẻ mới biết đi cả.

9. Đây có phải là John Lennon và Yoko Ono không?

Đây có phải là John Lennon và Yoko Ono không

Không phải, John Lennon và Yoko Ono không bao giờ viết, "Don't hate what you don't understand" (tạm dịch: "Đừng ghét những gì bạn không hiểu"). Bức ảnh bên trái là giả và tất nhiên bức ảnh bên phải là thật.

Nhiều người sử dụng hình ảnh này với mục đích riêng mang tính biểu tượng chống chiến tranh trong những năm qua. Một số người sử dụng photoshop để thêm hiệu ứng hài hước, trong khi những người khác chọn nhu cầu chính trị, bạn có thể nhìn thấy trong hai ví dụ bên dưới.

Đây có phải là John Lennon và Yoko Ono không

Tuy nhiên, rõ ràng rằng người đứng sau tài khoản Twitter có tên OldPicsArchive là kẻ ngốc hoặc có lẽ không nghĩ rằng họ đăng một hình ảnh giả.

10. Đây có phải là "một mặt trăng méo mó"?

Đây có phải là "một mặt trăng méo mó"Đó là Mặt trời, không phải là Mặt trăng.

11. Đây là hình ảnh ca sĩ Freddie Mercury tự trang điểm cho mình?

Đây là hình ảnh ca sĩ Freddie Mercury tự trang điểm cho mình

Đúng là ca sĩ Freddie Mercury đang tự trang điểm cho mình trong bức ảnh này nhưng bức ảnh bên trái hiển nhiên là giả. Điều đó không khỏi khiến những người sử dụng Twistter cho rằng nó là thật. Đặc biệt là tài khoản OldPicsArchive. Thực sự, họ cần phải thuê một người chuyên kiểm tra sự thật hoặc một số thứ khác nữa.

12. Đây là hình ảnh Frida Kahlo đang cầm một khẩu súng?

Đây là hình ảnh Frida Kahlo đang cầm một khẩu súng

Frida Kahlo, họa sĩ Mexico nổi tiếng trong thế kỷ 20, là một người phá cách. Tuy nhiên, bức ảnh này hoàn toàn là giả mạo. Đó là một bức ảnh được chỉnh sửa, thực hiện bởi nghệ sĩ Robert Toren vào năm 2012, bạn có thể thấy bằng bức ảnh gốc phía trên bên phải.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Bảy, 05/01/2019 09:25
31 👨 1.231
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học