Độc đáo cánh buồm hình phễu xoay giúp tàu thủy tiết kiệm nhiên liệu
Công ty Norsepower ở Phần Lan đã phát triển cánh buồm hình phễu giống ống khói có tên gọi Rotor Sail giúp tàu thủy tận dụng sức gió trên biển, giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải.
Rotor Sail là một cấu trúc hình tròn cứng và cao, hoạt động giống cánh buồm làm từ vải bố và polyester. Cánh buồm này có thể xoay tròn quanh trục thẳng đứng.
Khi gió thổi qua, dòng khí tăng tốc ở một bên của cánh buồm tròn, bên còn lại sẽ bị giảm tốc tạo ra ra sự chênh lệch tốc độ và áp suất giữa các luồng không khí phía hai bên khiến cánh buồm rotor xoay tròn. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Magnus.
Norsepower tiết lộ, thiết kế cánh buồm rotor của họ lấy ý tưởng từ công nghệ của một kỹ sư người Đức Anton Flettner trong hành trình vượt Đại Tây Dương được giới thiệu cách đây gần một thế kỷ.
Cánh buồm rotor của Norsepower được thiết kế để có thể dễ dàng lắp đặt trên những con tàu hiện nay. Nó sẽ giúp cung cấp thêm một nguồn năng lượng cho con tàu đồng thời giúp giảm phát thải carbon.
Theo ước tính của Norsepower, hai cánh buồm rotor có thể giúp tàu MV Delphine đóng vào năm 2018 giảm 10% nhiên liệu và khí thải.
Norsepower hiện đang mở rộng sản xuất với hy vọng cánh buồm rotor sẽ giúp giảm carbon từ ngành tàu thủy.
Bạn nên đọc
-
Máy bay chiến đấu đốt bao nhiêu tiền mỗi giờ bay?
-
Đây là lý do tại sao chúng ta luôn thấy Mặt Trăng luôn đi theo mình
-
9 cấm địa nổi tiếng thế giới, chúng ta chỉ có thể đặt chân tới trong... mơ
-
Vì sao không có 2 bông tuyết giống nhau 100%
-
5 vũ khí tàng hình uy lực nhất mọi thời đại của Mỹ
-
Những bảo bối của Doraemon đã có trong thế giới thực
-
Tại sao xe bồn chở xăng, dầu treo một sợi dây xích dài ở phía sau?
-
Ai có thể trả lời được câu hỏi này: “Trên cơ thể con người có bao nhiêu cái lỗ?”
-
Cận cảnh hệ thống pin nước công suất 20 triệu kWh ở độ sâu 600m dưới dãy Alps