Mèo cá, loài mèo giỏi bơi lội và bắt cá của Việt Nam

Khác với các loài mèo khác sợ nước, mèo cá lại mê bơi lội được mệnh danh là vận động viên bơi lội cừ khôi, có thể lặn sâu xuống đáy nước để đuổi bắt con mồi.

Khác với các loài mèo khác sợ nước, mèo cá lại mê bơi lội được mệnh danh là vận động viên bơi lội cừ khôi

Mèo cá có tên khoa học là Prionailurus viverrinus, một loài mèo hoang sống dọc các sông, suối và đầm lầy. Chúng tập trung phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, mèo cá được phát hiện ở các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Mèo cá có bộ lông màu xám với nhiều đốm mờ nhỏ,

Mèo cá có bộ lông màu xám với nhiều đốm mờ nhỏ, trông rất giống mèo rừng nhưng kích thước lớn hơn. Mèo cá trưởng thành có thể dài 57-78 cm chưa tính đuôi và nặng 5,1 - 16kg, là thành viên lớn nhất trong chi Mèo báo.

Mèo cá có cuộc sống gắn bó với mặt nước từ nhỏ

Mèo cá có cuộc sống gắn bó với mặt nước từ nhỏ nên có sở thích ngâm mình dưới nước, và khả năng bơi lội cực giỏi. Cũng chính vì vậy mà mèo cá tìm kiếm thức ăn dưới nước thay vì tìm kiếm con mồi trên cạn như những loài mèo khác. Tất nhiên, thức ăn yêu thích của chúng là cá.

Mèo cá có thể lặn sâu xuống để đuổi bắt con mồi dưới đáy nước

Mèo cá có thể lặn sâu xuống để đuổi bắt con mồi dưới đáy nước và thường hoạt động về đêm. Ngoài cá, mèo cá còn ăn động vật thân mềm, lưỡng cư, gặm nhấm, chim và xác thối.

Mèo cá chủ yếu sống trên mặt đất

Mèo cá chủ yếu sống trên mặt đất. Khi đẻ mèo cá thường làm tổ trong các hốc đất đá, bụi rậm, hốc cây… Mèo mẹ mang thai khoảng 63 ngày, mỗi lứa đẻ 1 - 4 con.

Mèo cá Việt Nam đang được xếp vào nhóm động vật sắp nguy cấp trong Sách Đỏ

Mèo cá Việt Nam đang được xếp vào nhóm động vật sắp nguy cấp trong Sách Đỏ do bị săn bắt quá mức để lấy thịt, lông hoặc làm vật nuôi.

Chủ Nhật, 09/10/2022 07:59
41 👨 3.521
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật