'Lỗ hổng' rộng gấp 20 lần Trái Đất xuất hiện trên Mặt Trời, địa cầu đón ‘bão’ lớn vào 31/3

Một lỗ hổng khổng lồ có kích thước gấp khoảng 18 - 20 lần Trái Đất xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời có thể phóng những cơn gió Mặt Trời tốc độ 2,9 triệu km/h về phía Trái Đất vào cuối tuần này, ngày 31-3 và 1-4.

Lỗ vành nhật hoa có đường kính gấp 18 - 20 lần Trái Đất trên Mặt Trời. Ảnh: NASA/Solar Dynamics Observatory.
Lỗ vành nhật hoa có đường kính gấp 18 - 20 lần Trái Đất trên Mặt Trời. Ảnh: NASA/Solar Dynamics Observatory.

Trong ảnh các lỗ vành nhật hoa xuất hiện dưới dạng vùng tối trong vành nhật hoa (lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời) được chụp bởi tia X mềm và siêu cực tím (EUV). Các lỗ vành nhật hoa mát hơn và ít đậm đặc hơn so với plasma xung quanh và có từ trường mở, đơn cực nên trông có vẻ tối hơn.

Nhờ cấu trúc đường từ trường mở nên gió Mặt Trời thoát ra ngoài không gian dễ dàng hơn, tạo ra các luồng gió Mặt Trời nhanh.

Các lỗ vành nhật hoa phóng gió Mặt Trời vào không gian có thể gây hư hại cho các vệ tinh. Và nếu chúng va chạm với từ quyển Trái đất sẽ tạo ra bão địa từ tạo ra cực quang đẹp mắt và có thể làm nhiễu loạn hệ thống điện, vô tuyến, định vị.

Các lỗ vành nhật hoa thường xuất hiện gần các cực của Mặt Trời. Theo Mathew Owens, giáo sư vật lý vũ trụ tại Đại học Reading, những lỗ hổng này nhiều khả năng xuất hiện gần xích đạo của Mặt Trời hơn khi ngôi sao này chuẩn bị đạt tới điểm cực đại trong chu kỳ hoạt động 11 năm.

Owens cho biết, lỗ hổng này đang ở xích đạo cho nên gần như chắc chắn vài ngày sau khi lỗ hổng quay qua kinh tuyến trung tâm sẽ có vài cơn gió tốc độ cao hướng về phía Trái Đất.

Theo Daniel Verscharen, phó giáo sư vật lý khí hậu và không gian tại Đại học College London, tốc độ của gió Mặt Trời rất nhanh, hơn 800 km/giây hay 2,9 triệu km/h.

Thứ Sáu, 31/03/2023 08:13
31 👨 595
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ