Lịch sử của thang thoát hiểm - biểu tượng của thành phố New York

Những chiếc cầu thang thoát hiểm được xem là biểu tượng của thành phố New York. Tại sao vậy? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu về sự ra đời của nó nhé.

Cầu thang thoát hiểm ở thành phố New York

Khi dạo bộ trên một con phố ở New York, bạn sẽ thấy những cầu thang thoát hiểm có mặt ở mọi tòa nhà cao tầng. Từ lâu, chúng đã trở thành nét đặc trưng của thành phố, biểu tượng quen thuộc giống như tượng Nữ thần tự do hay Quảng trường thời đại.

Mặc dù các thành phố khác đều có lối thoát hiểm phòng hỏa hoạn nhưng chưa có nơi nào được triển khai rộng rãi như ở New York. Thậm chí, sức hấp dẫn về văn hóa và tính thẩm mỹ còn khiến chúng trở thành một phần trong những bộ phim nổi tiếng như Sau khung cửa sổ của Alfred Hitchcock hay Câu chuyện phía tây 1961 của Jerome.

Câu chuyện mở đầu cho sự ra đời của thang thoát hiểm ở New York

Những năm 1700, do Cách mạng Công nghiệp, dân số ngày càng gia tăng ở những khu vực đô thị hóa, dẫn tới ngày càng nhiều tòa nhà cao tầng cho thuê mọc lên. Tuy nhiên, những người sinh sống ở những tòa nhà đó phải đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn rất cao. Các nhà phát minh người Anh đã tạo ra một số phiên bản đầu tiên của lối thoát hiểm nhưng chúng hiếm khi được sử dụng bởi cách nhanh nhất để thoát khỏi đám cháy vẫn là đi cầu thang bộ hoặc lên một sân thượng khác gần đó. Giải pháp này không hiệu quả vì một số lý do: một là đám cháy lan nhanh thường lan sang các tòa nhà liền kề trước, và thứ hai là các tòa nhà liền kề thường cao hơn hoặc thấp hơn tòa nhà đang cháy. Cần có một giải pháp tốt hơn khi những tiến bộ trong công nghệ và các nhà máy ngày càng lớn đã đưa ngày càng nhiều người đến các thành phố công nghiệp hóa trên khắp thế giới.

Tại sao New York có thang thoát hiểm?

Cầu thang thoát hiểm nổi bật ở thành phố New York là kết quả của một số quy tắc và luật được tạo ra để giải quyết những vấn đề tương tự ở một nước Mỹ đang công nghiệp hóa nhanh chóng. Bộ quy tắc chính đầu tiên được thực hiện vào những năm 1800 khi cư dân thành thị tăng gấp đôi mỗi thập kỷ từ 1800 đến 1880. Điều này phần lớn là do Cách mạng Công nghiệp, trong đó nhiều người châu Âu di cư đến thành phố để làm việc trong các nhà máy. Nhiều người trong số những công nhân này không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm nhà ở được xây dựng với giá rẻ và bảo trì kém, kết quả, số lượng lớn công nhân và gia đình sinh sống trong những tòa nhà làm bằng vật liệu dễ cháy nguy hiểm. Các nhà sử học ước tính khoảng 50% số vụ cháy ở thành phố New York vào thời điểm đó xảy ra tại những công trình như vậy.

Một chiếc cầu thang thoát hiểm ở thành phố New York

Cầu thang thoát hiểm được làm bằng gì?

Những năm 1860 đã chứng kiến một số vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất nhưng cũng từ đó các luật cụ thể đầu tiên về lối thoát hiểm khi hỏa hoạn xuất hiện đã ra đời.

Vụ cháy tiệm bánh ở tầng trệt của một tòa nhà chung cư có 24 gia đình đã dẫn đến Đạo luật chung cư thứ nhất năm 1867, ngoài việc tiêu chuẩn về kích thước phòng, thông gió và vệ sinh, còn đặt ra yêu cầu về lối thoát hiểm khi xảy ra cháy trong mỗi dãy phòng và một cửa sổ cho từng phòng. Thang thoát hiểm bắt buộc phải được làm bằng sắt, đá và gỗ. Hình ảnh văn hóa đại chúng về lối thoát hiểm bắt đầu hình thành từ đây.

Những yêu cầu trên được áp dụng cho các tòa nhà cao trên bốn tầng, trong khi chủ sở hữu tòa nhà thấp hơn chỉ được khuyến cáo giữ cho các căn hộ ở “điều kiện an toàn”.

Sau này, trải qua nhiều lần sửa đổi, hiện tại hầu hết thang thoát hiểm ở New York đều có mã số quản lý riêng với tuổi đời ít nhất là 50 năm.

Thứ Sáu, 15/09/2023 13:14
4,69 👨 409
0 Bình luận
Sắp xếp theo