Các nhà khoa học đã công bố đầy đủ kết quả đo đạc thành công hệ thống thời tiết trên hành tinh HD 189733b. Thông tin này được giới thủy văn toàn cầu chú ý bởi vì sức hút của công trình này đã vươn lên một tầm cao mới ra khỏi phạm vi đo đạc thời tiết trên Trái Đất.
Được biết hành tinh HD 189733b nằm trong chòm sao Vulpecula (chòm sao Hồ Ly), cách 63 năm ánh sáng tính từ Trái Đất, gió giật trên hành tinh này được đo là có tốc độ hơn 8.690 km/h (5.400 mph), chia nhỏ thì tương đương 2 km/giây, gấp 20 lần tốc độ gió trên Trái Đất, gấp 3,5 lần tốc độ gió giật trong hệ thống năng lượng mặt trời và gấp 7 lần tốc độ của âm thanh.
Nghiên cứu thành công hệ thống thời tiết trên ngoại hành tinh HD 189733b (Ảnh: Mark A. Garlick)
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trực tiếp đo đạc hệ thống thời tiết ở một hành tinh ngoài hệ mặt trời, đó là một dự án nằm trong chuỗi dự án khám phá đo đạc các yếu tố thủy văn trên không gian nhằm tìm kiếm các hành tinh có tiềm năng cho một sự sống mới.
"Đây là dữ liệu thời tiết đầu tiên trên một hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta…" - Nhà nghiên cứu Tom Louden tại Đại học Warwick ở Anh nói trong một tuyên bố.
Ngoài việc đo đạc sức gió, hành tinh HD 189733b còn có nhiệt độ ở trung tâm lõi hành tinh là 1.800 độ C - gấp đôi nhiệt độ lõi của Trái Đất - như vậy thì khó có thể để mà tồn tại một sự sống nào đó, trước mắt là con người.
Để thực hiện được việc đo đạc này, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ ánh xạ hành tinh, công nghệ tia hồng ngoại và chuẩn công nghệ HARPS (thang đo chuẩn số liệu các hành tinh) và xem khả năng phân tán lượng gió Natri trong bầu khí quyền của hành tinh HD 189733b.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã sử dụng hiệu ứng Doppler, thay đổi bước sóng không gian để đo lường tốc độ và hướng di chuyển các luồng gió từ các phía trong bầu khí quyền của hành tinh này.
Với những số liệu đáng kinh ngạc trên, có thể thấy thông tin này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành khí tượng thủy văn vũ trụ, là một bước đệm mới thuận lợi hơn trong quá trình tìm ra các hành tinh chứa tiềm năng sự sống.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của tương lai, trước mắt các nhà khoa học sẽ dựa vào các số liệu trên để tiến hành lập ra một bản đồ thời tiết cho hành tinh ngoài hệ mặt trời - HD 189733b.
Nghiên cứu này được công bố trên trang Astronomical Journal Letters.