Nasa vừa công bố phát hiện ra 7 hành tinh có kích thước và khối lượng tương đương Trái Đất và cùng nằm trong một hệ sao duy nhất - hệ sao Trappist-1 cách chúng ta 40 năm ánh sáng rất có thể là môi trường để sự sống có thể tồn tại.
Tất cả 7 hành tinh này đều xoay quanh ngôi sao lùn nguội Trappist-1 và nằm ở vị trí mà có nhiệt độ không quá khắc nghiệt khoảng từ 0 - 100 độ C. Tức là nếu nước tồn tại trên các hành tinh này sẽ ở dạng lỏng và có thể duy trì được sự sống. Các nhà khoa học tại NASA hy vọng, Trappist-1 có thể là một hệ sao nữa trong vũ trụ bao la này có thể tồn tại sự sống.
Trong 7 hành tinh được phát hiện đã có 3 hành tinh được định danh: TRAPPIST-1E, TRAPPIST-1F và TRAPPIST-1G.
Trappist-1E: có kích cỡ và nhiệt độ rất giống với Trái Đất.
Trappist-1E.
Tranppist-1F: có kích cỡ cũng tương đương với Trái Đất thậm chí, rất có thể trên hành tinh này có đại dương lớn. Thời gian nó quay quanh ngôi sao Trappist-1 ở giữa là 9 ngày và lượng ánh sáng hành tinh này nhận được sẽ gần giống với lượng mà Sao Hỏa nhận từ Mặt Trời.
Tranppist-1F có thể có đại dương lớn.
Trappist-1G: Đây là hành tinh lớn nhất hệ sao Trappist-1, nó lớn hơn Trái Đất khoảng 30% và nhận được lượng ánh sáng đủ nhiều để có thể tạo nên sự khác biệt.
Trappist-1G.
Khoảng cách 40 năm ánh sáng không phải là khoảng cách gần nhất của Trái Đất với những hành tinh có thể có sự sống đã từng được phát hiện trước đó như hành tinh Proxima b, cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng. Và với công nghệ tàu vũ trụ hiện này thì cần hàng triệu năm để con người có thể đặt chân tới đó. Nhưng phát hiện này là một bước tiến lớn giúp các nhà khoa học làm bước đà để tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Liệu con người có thực sự cô đơn trong vũ trụ bao la này?