Dây thìa canh có tác dụng gì?

Dây thìa cành (cây thìa canh) được nhiều người sử dụng như một loại thảo dược với mục đích điều trị bệnh. Vậy thìa canh là cây gì? Dây thìa canh có tác dụng gì? Hãy đọc bài viết của Quantrimang.com để hiểu rõ hơn về loại cây này bạn nhé!

Dây thìa canh là gì?

Dây thìa canh (hay dây muôi, lừa ty rừng, tên khoa học Gymnema Sylvestre) là một loại cây thân thảo thuộc họ Thiên Lý (Asclepiadaceace). Đây là một loại thực vật dây leo, cao từ 3 - 5m. Thân cây khi non có màu xanh, phủ đầy lông min, khi già màu nâu, có lỗ vỏ đường kính từ 0,5 - 1mm. Nhựa cây màu trắng hoặc hơi vàng, lá mọc đối. Hoa cây thìa canh nhỏ, màu trắng hơi vàng, xếp thành xim sạng tán ử nách lá.

Dây thìa canh mọc ở đâu? Dây thìa canh được tìm thấy lần đầu tiên tại Ấn Độ với tên gọi cây Gumar. Từ 2000 năm trước, người Ấn Độ đã sử dụng thìa canh để điều trị bệnh “Nước tiểu ngọt như mật”. Ngày nay, ngoài Ấn Độ, cây thìa canh còn xuất hiện tại Việt Nam (đặc biệt là vùng Nam Định, Thái Nguyên), Trung Quốc, Indonesia.

dây thìa canh là gì

Hình ảnh cây dây thìa canh

Dây thìa canh có tác dụng gì?

Thành phần hóa học của cây thìa canh

Thành phần chóa học có tính sinh học chính của cây thìa canh là GS4 (Gymnema Sylvestre kiểm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid Gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm Saponin Triterpenoid. Ngoài GS4, người ta cũng tìm thấy nhiều thành phần khác trong dây thìa canh như Flavone, Anthraquinone, Hentri-acontane, Pentatriacontane, α và β- chlorophylls, Phytin, Resins, d-quercitol, acid Tartaric, acid Formic, acid Butyric, Lupeol, Ancaloid (trong dịch chiết cây)...

Cây thìa canh có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy dây thìa canh có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Cụ thể, các công dụng của dây thìa canh như sau:

  • Hạ và ổn định đường huyết: Hàng chục nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã chứng minh tác dụng giảm đường huyết rõ rệt của cây thìa canh. Một đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/ 2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng mang lại tác dụng hạ đường huyết rất nhanh. Khả năng hạ đường huyết của thìa canh có nhiêu điểm tương đồng với insulin nhanh như đỉnh hiệu quả hạ đường huyết ở 2 giờ, duy trì khoảng 4 giờ, mức độ hạ đường huyết tươngđường ở thời điểm 2 giờ và 4 giờ. Cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể sử dụng các loại thuốc điều trị kết hợp với dây thìa canh để kiểm soát và ổn định đường huyết.
  • Hạ lipid máu, giam mỡ, giảm cholesterol trong máu: Dịch chiết trong cây thìa canh có tác dụng chuyển hóa lipid, làm giảm các chất béo tiêu hóa được, tăng bài tiết Sterol trung tính và Sterol acid qua phân đồng thời làm giảm tổng lượng cholesterol toàn phần và mức Triglycerid trong huyết tương.
  • Kích thích tiết insulin tuyến tụy và tăng hoạt lực của insulin
  • Ức chế hấp thu đường glucose ở ruột

dây thìa canh có tác dụng gì

Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Cách sử dụng dây thìa canh chữa tiểu đường

Cây thìa canh thường được phơi khô và pha mới nước uống. Nước pha với dây thìa canh có mùi thơm, dễ uống và không gây cảm giác ngái.

Liều dùng dây thìa canh

Để khai thác tối ưu tác dụng của dây thìa canh, bạn có thể sử dụng với cách thức và liều dùng như sau:

  • Lấy khoảng 25 - 30 gram lá thìa canh khô đem rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước trong vòng 5 phút.
  • Nước pha dây thìa canh chia làm 3 lần uống, mỗi lần uống sau bữa ăn khoảng 15 - 20 phút.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây thìa canh

  • Uống cây thìa canh cần phải kiên trì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cây thìa canh không thể thay thế các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường.
  • Không nên sử dụng quá liều.
  • Chỉ sử dụng loại dây thìa canh chuẩn: Trên thực tế, cây thìa canh rất dễ bị nhầm với các loại thực vật khác có hình dáng tương tự. Nhiều người sử dụng phải cây thìa canh kém chất lượng bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn. Muốn biết đó có phải dây thìa canh chuẩn không, bạn có thể thử bằng cách nhai sống lá dây thìa canh tươi rồi ăn một chút đồ ngọt. Nếu bạn bị mất cảm giác với vị ngọt thì đó là dây thìa canh chuẩn vì chất Peptide Gurmarin trong lá thìa canh có tác động lên tế bài vị giác trên lưỡi, khiến lưỡi mất cảm giác ngọt trong vòng 2 - 4 giờ.
  • Hoạt chất GS4 có nhiều trong lá thìa canh chứ không phải thân hay cành như nhiều người vẫn nghĩ.

Ngoài việc sử dụng trực tiếp, ngày nay, cây thìa canh còn được sử dụng để bào chế nhiều loại thuốc. Ưu điểm của những sản phẩm này là có hàm lượng hoạt chất cao, liều dùng phù hợp và giúp người dùng tiết kiệm thời gian sử dụng.

Hi vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc dây thìa canh là gì và dây thìa canh có tác dụng gì. Ghé thăm Quantrimang.com thường xuyên để được cập nhật những thông tin hữu ích về sức khỏe bạn nhé!

>>> Tham khảo thêm:

Thứ Sáu, 23/08/2019 11:24
52 👨 557
0 Bình luận
Sắp xếp theo