Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất

Ngày nay cuộc sống hiện đại, thói quen ăn uống cũng như rèn luyện sức khỏe ngày một kém, khiến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ngày một gia tăng như bệnh béo phì, ung thư gan, gan nhiễm mỡ,... Và trong số những căn bệnh này, thì không thể không nói đến bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh này thường không có cách nào để chữa trị, và những người bệnh phải sống chung với nó. Để phòng tránh được bệnh này, việc đầu tiên chúng ta cần phải nhận biết được các dấu hiệu của bệnh để có cách điều trị kịp thời, nếu không bệnh sẽ kéo theo những biến chứng khó lường.

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường thông thường bắt gặp ở cả bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 và bệnh nhân tiểu đường tuyp 2:

1. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khát nước

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khát nước

Đây là một điều khá dễ nhận biết ở các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh, người bệnh thường đi tiểu rất nhiều, chính vì vậy làm cơ thể mất rất nhiều nước, làm cho chúng ta cảm thấy luôn trong tình trạng khát nước.

2. Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Đi tiểu nhiều cũng có thể là do chúng ta uống quá nhiều nước. Bên cạnh đó việc đi tiểu nhiều cũng có thể là do trong máu chúng ta có rất nhiều đường cần phải đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu. Chính vì vậy chúng ta sẽ đi tiểu liên tục. Với những bệnh nhân tiểu đường, trong nước tiều thường có đường, vậy nên, khi đi tiểu thường có rất nhiều kiến bu quanh đó.

3. Sụt giảm cân nặng bất thường

Sụt giảm cân nặng bất thường

Nếu chúng ta không thực hiện chế độ ăn kiêng mà cân nặng bị sụt giảm đột ngột không có lý do thì cần lưu ý, có thể bạn đang bị bệnh tiểu đường. Bởi lẽ khi cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái tháo đường (thường là đái đường type 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng.

4. Cảm giác nhanh đói và dễ tăng cân

Cảm giác nhanh đói và dễ tăng cân

Bên cạnh việc giảm cân đột ngột không có lý do, thì một số trường hợp khác lại phản ứng ngược lại là tăng cân và luôn cảm thấy thèm ăn, đặc biệt là những loại đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường. Đây cũng có thể xem là một dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường.

5. Luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt

Luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt

Hầu hết, những người mắc bệnh tiểu đường thường không có khả năng để tự sử dụng glusose trong thức ăn để đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể hằng ngày, khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

6. Luôn cảm thấy tê hoặc ngứa các đầu tay, chân

Luôn cảm thấy tê hoặc ngứa các đầu tay, chân

Những biểu hiện như tê, ngứa các đầu chi xảy ra thường xuyên với những người bị đái tháo đường kèm theo đó là cảm giác đau, viêm. Nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn và các rồi loạn nghiêm trọng khác.

7. Đường huyết tăng cao

Đường huyết tăng cao

Máy đo đường huyết là một trong những thiết bị kiểm tra và theo dõi cho bệnh nhân tiểu đường tại nhà

Nếu đường huyết lên xuống thất thường hoặc vượt quá giới hạn an toàn (> 7 mmol/L) trong thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng mạn tính như: Tổn thương trên tim mạch, thần kinh; tổn thương thận hoặc suy thận; tổn thương các mạch máu võng mạc dẫn đến mù lòa; đục thủy tinh thể; bệnh lý bàn chân; các vấn đề về da, bao gồm cả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và các vết thương khó lành; tổn thương chân răng và nhiễm trùng lợi...

Nếu đường huyết tăng quá cao (> 20 mmol/l) không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm gây hôn mê, hay thậm chí tử vong.

8. Rối loạn tình dục

Rối loạn tình dục

Khi bị bệnh tiểu đường, không những gây nguy hiểm cho sức khỏe mà nó còn gây rối loạn tình dục. Đối với nam giới, nếu bị tiểu đường thường sẽ bị rối loạn cương và xuất tinh ngược. Còn ở những nữ giới, sẽ khiến âm đạo bị khô, giảm hoặc mất đáp ứng tình dục. Vậy nên, để làm giảm nguy cơ rối loạn tình dục và đường tiểu. Hãy cố gắng giữ cho đường huyết, huyết áp, mỡ trong máu ở mức gần bình thường càng tốt. Thường xuyên rèn luyện thể lực và duy trì cân nặng bình thường. Ngưng hút thuốc lá.

9. Nấm và ngứa da

Vi khuẩn, virus, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao, và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp. Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái đường.

10. Các tổn thương về mắt

Các tổn thương về mắt

Khi bị tiểu đường, sẽ khiến cho sức khỏe suy giảm, đặc biệt là sức khỏe thị giác. Điều này làm cho mắt của chúng ta dần bị mờ, nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ gây giảm thị lực hoàn toàn.

11. Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh

Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh

Khi lượng đường trong máu tăng cao, gây khó khăn cho cơ thể khi vận chuyển oxi và dinh dưỡng đi nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, khiến cho các tế bào thần kinh bị suy yếu gây nên các biểu hiện như bệnh nhân gắt gỏng, mất ngủ, lẫn lộn... tay chân tê bì, cảm giác đau đớn kém.

12. Vết thương lâu lành lại

Vết thương lâu lành lại

Lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, do lượng đường có trong máu quá cao, làm dày thành mạch máu gây cản trở việc vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi các mô của cơ thể. Đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường điển hình.

Tham khảo thêm:

Thứ Năm, 04/05/2017 17:44
3,33 👨 17.028
0 Bình luận
Sắp xếp theo