Cây cối là một trong những loài có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, tồn tại từ thế kỷ nọ sang thế kỷ kia và thậm chí, còn từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Vậy cây nào là cây 9.550 tuổi cổ nhất trên thế giới có từ kỷ Băng Hà?
Các nhà khoa học trên thế giới thường nghiên cứu thân cây của những cây cổ xưa để tìm ra lịch sử thời gian mà chúng đã trải qua. Trên thực tế, nhiều loài cây đã bắt đầu cư trú trên Trái đất từ 385 triệu năm trước đây, vào cuối kỷ Đevon. Được coi là nhân chứng sống ghi chép lịch sử, các sinh vật có thể giữ nguyên vẹn được hình dạng và hệ gen qua những lần thay đổi và phát triển.
Cây thông Bristlecone là cây lâu đời nhất trên thế giới.
Nhưng loài cây nào sống lâu nhất trên thế giới?
Tính đến năm 2013, cây đơn thân già nhất trên thế giới là Methuselah - còn được gọi là Great Basin Bristlecone Pines (hay Pinus Longaeva) có tuổi thọ lên tới 4845 sống trên dãy White Mountains, bang California, Mỹ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhóm cây-ring sống trên dãy núi Rocky Mountain và sau đó công bố tuổi của cây P. longaeva khác nằm ở dãy White Mountains khoảng 5062 năm tuổi.
Cây lâu đời nhất của châu Âu được công bố vào năm 2016, là một cây thông Bosnian (Pinus heldreichii) 1075 tuổi sống ở Hy Lạp. Cây còn được gọi là Adonis sau khi thần Hy Lạp đại diện cho sắc đẹp, tuổi trẻ và khát vọng - đã mang giống về trồng vào năm 941 sau công nguyên - thời gian đó, người Viking vẫn còn đang chiến tranh tại dọc bờ biển châu Âu. Châu Âu là nơi sinh sống của một số cây sống lâu năm vẫn chưa xác định được chính xác độ tuổi của chúng.
"Adonis" - cây thông Bosnia sống ở vùng núi cao của Hy Lạp - là cây lâu đời nhất của châu Âu, có độ tuổi chính xác là 1.075 năm.
Ví dụ như: cây thủy tùng Llangernyw Yew - sống ở trong khu đất nhà thờ của làng Llangernyw nằm phía Bắc xứ Wales - ước tính ít nhất 4000 năm tuổi. Cây thủy tùng (Taxus baccata) được cho là đã phát triển từ thời đại đồng đỏ của Anh.
Cây hệ vô tính
Mặc dù đây là một số cây đơn thân lâu đời nhất trên thế giới nhưng nói một cách chính xác, chúng không phải là loài sinh vật lớn tuổi nhất. Vì trên thế giới còn tồn tại một số loài cây hệ vô tính được tạo thành từ những cây giống hệt nhau về mặt gen di truyền, có duy nhất một hệ thống rễ - điều đó giúp chúng sống lâu hơn rất nhiều.
Theo Sở lâm nghiệp Hoa Kỳ, Pando trong tiếng Latinh có nghĩa là "Tôi sải cánh" - một nhóm cây thuộc hệ vô tính được tạo thành từ hơn 40.000 cây dương lá rung đơn thể (Populus tremuloides). Chúng sống ở rừng quốc gia Fishlake ở Trung Nam Utah và được ước tính có tuổi đời khoảng 80.000 năm.
Được gọi là cây Old Tjikko, thân cây 9.550 tuổi này là một gỗ gây vân sam hệ vô tính ở Na Uy đã phá vỡ kỷ lục.
Năm 2008, trong các trường hợp đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cây đơn thân cổ xưa nhất thế giới thuộc nhóm hệ vô tính. Theo các nhà khoa học ở trường Đại học Umeå, cây Old Tjikko - là cây vân sam Na Uy 9.550 tuổi nằm trên núi Fulufjället ở Thụy Điển. Cây Old Tjikko được cho rằng là thân cây còn sống duy nhất trong loài cây hệ vô tính cổ xưa giống như Pando.
Các nhà khoa học đã dùng phương pháp carbon để xác định tuổi của rễ cây - vốn lâu đời hơn thân cây phía trên mặt đất tới hàng nghìn năm. Theo một báo cáo từ trường Đại học Umeå, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 4 thế hệ sau của cây vân sam vẫn còn sống tại đó, tất cả đều có cấu trúc gen giống nhau. Cây gỗ vân sam có thể nhân giống với nhánh rễ cây để sản xuất ra những bản sao giống hệt của chúng. Vì vậy, những thân cây đơn thân thường "ít tuổi" hơn, sinh vật được nhân bản từ nó ít nhất khoảng 9.550 tuổi.
Trường Đại học Umeå cũng báo cáo rằng: "Một nhóm khoảng 20 cây gỗ vân sam được tìm thấy ở vùng núi Thụy Điển được ước tính khoảng hơn 8.000 năm tuổi. Các cây này có thể sống được dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhưng nếu khí hậu ấm dần lên sẽ giúp cho chúng phát triển mạnh hơn".
So với tất cả những cây cổ thụ, động vật sống lâu nhất, con rùa 183 tuổi thì cây Old Tjikko là cây có tuổi già nhất trên thế giới.