Bú bình tăng nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ

Một nghiên cứu mới cho thấy, trẻ bú sữa bằng bình có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn trẻ trực tiếp bú sữa mẹ.

Khoa học chứng minh, việc trẻ bú sữa mẹ là một thói quen ăn uống cực kỳ tốt. Sữa mẹ an toàn, ít nhiễm khuẩn, và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hệ thống miễn dịch sinh trưởng của trẻ. Ngược lại, bú sữa bình lại được các chuyên gia đánh giá là mất rất nhiều chất dinh dưỡng, mất vệ sinh có thể khiến trẻ tiêu chảy bất kỳ lúc nào.

Trong một báo cáo gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm một tác hại mới của việc bú bình ở trẻ nhỏ.

Theo một cuộc khảo sát trên 491 bà mẹ, ¾ người cho con uống sữa bằng bình nhân tạo, tách rời và hạn chế cho bú sữa trong 12 tháng đầu tiên sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Nhiễm trùng tai - Tác hại mới của việc bú bình ở trẻ nhỏ vừa được phát hiện.
Nhiễm trùng tai - Tác hại mới của việc bú bình ở trẻ nhỏ vừa được phát hiện. (Nguồn ảnh: Snehalmayekar.)

Bằng phương pháp phân tích kết quả khảo sát thực nghiệm qua Tiêu chuẩn Khoa học Y tế, kết quả cho thấy, những đứa trẻ được mẹ cho bú sữa trong 6 tháng đầu tiên, có nguy cơ mắc nhiễm trùng tai chỉ 4%.

Trong đó, những đứa trẻ thường xuyên được các bà mẹ cho uống sữa bằng bình có nguy cơ mắc nhiễm trùng tai tới 14%.

Những đứa trẻ khi mới sinh ra, cấu tạo màng tai, hệ thống tai cực kỳ mỏng và dễ bị tổn thương, việc uống sữa bằng bình sẽ tạo ra các cơn chấn, áp suất âm nhẹ trong tai trẻ lúc uống, Sarah Keim, tác giả chính của cuộc nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu ở Bệnh viện Quốc tế Trẻ em ở Columbus nói trong một tuyên bố.

Về dài, các cơn chấn, áp suất âm nhẹ này sẽ gây tác động, tổn thương vào tai giữa của trẻ và về lâu sẽ khiến tai bị nhiễm trùng.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of Pediatrics.

Huỳnh Dũng (Theo Newkerala)

Thứ Ba, 30/08/2016 14:48
4,52 👨 467
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình