Một liệu pháp vắc-xin mới có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy đầu và cổ, còn gọi là HNSCCa, ở bệnh nhân có virut u nhú hay còn gọi là HPV.
Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Abramson thuộc Đại học Pennsylvania đã tạo ra vắc xin mới có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân mắc HNSCCa bằng cách nhắm tới HPV, một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có liên quan đến HNSCCa.
HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), và gần như tất cả những người trưởng thành hoạt động tình dục sẽ mắc bệnh này vào một thời điểm nào đó.
HNSCCa là một loại ung thư phát triển trong màng nhầy của miệng và cổ họng. Các nguyên nhân phổ biến của HNSCCa bao gồm hút thuốc lá, và bị nhiễm HPV.
Gần 70 phần trăm các loại ung thư cổ họng ở Hoa Kỳ là do liên quan đến HPV, trong đó 60% là do một loại bệnh phụ của HPV gọi là HPV 16/18.
Tiến sĩ Charu Aggarwal, một chuyên gia về ung thư cổ tử cung, cho biết: "Đây là loại bệnh phụ mới mà chúng tôi nhắm mục tiêu với liệu pháp mới này, và chúng tôi là nhóm duy nhất ở Mỹ chứng minh được sự kích hoạt miễn dịch hiệu quả với vắc-xin phòng chống miễn dịch này dựa trên DNA đối với ung thư cổ tử cung HPV 16/18" - Ông nói trong một thông cáo báo chí .
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã điều trị cho 22 bệnh nhân với vắc-xin, được tiêm dưới dạng tiêm các kháng nguyên điều chế từ ADN đi thẳng vào hệ thống miễn dịch để bắt đầu sản sinh kháng thể và kích hoạt các tế bào miễn dịch diệt mầm bệnh. Đồng thời, các bác sĩ cũng đã sử dụng một thiết bị đặc biệt để cung cấp một xung điện đến khu vực để kích thích các cơ xung quanh vùng đó để đẩy nhanh lượng tiêu thụ kháng nguyên.
"Dữ liệu cho thấy liệu pháp vắc-xin DNA này đã nhắm đúng mục tiêu, cụ thể, an toàn và dung nạp tốt” - Aggarwal nói.
Nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội nghị thường niên về Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ năm 2017 tại Chicago.