Đôi mắt “nham hiểm” nhưng cũng đẹp đến mức ma mị này xuất hiện trong một hình ảnh mới theo chủ đề Halloween, sử dụng dữ liệu từ cả Kính viễn vọng Không gian Hubble và Kính viễn vọng Không gian đắt giá nhất thế giới James Webb. Đó là thực chất là cặp đôi thiên hà IC 2163 (bên trái) và NGC 2207 (bên phải) đang trong quá trình tương tác và tiến lại gần nhau hơn để tạo thành một cụm thiên hà mang nhiều đặc điểm thú vị.
Trên thực tế, hai thiên hà này sẽ không va chạm trực tiếp vào nhau, vì một thiên hà đi qua trước thiên hà kia. Tuy nhiên, khoảng cách tương tác như vậy là đủ gần để ánh sáng của hai thiên hà giao thoa nhau và tạo ra những hiệu ứng hiếm có. Nếu nhìn kỹ vào thiên hà bên trái, có thể thấy cách các cánh tay xoắn ốc của nó bị kéo ra thành hình dạng dài, nhiều khả năng là do nó đi qua gần với lực hấp dẫn của thiên hà khác gần đó. Các đường màu đỏ tươi xung quanh "tròng mắt" được tạo ra bởi những trận xung kích, khi vật chất từ mỗi thiên hà va vào nhau.
Mặc dù quá trình tương tác này nghe thì có phần bạo lực, nhưng cũng giúp thúc đẩy quá trình hình thành sao. Đó là vì sức mạnh của lực hấp dẫn kéo bụi và khí trong mỗi thiên hà có thể tạo ra các vùng bị nén, nơi mật độ cao hơn khiến các khối có nhiều khả năng hình thành hơn, cuối cùng có thể biến thành sao. Quá trình này tạo ra những ngôi sao trẻ, sáng chói tỏa sáng khắp cả hai thiên hà.
Cả hai thiên hà đều có tỷ lệ hình thành sao cao, giống như vô số trái tim riêng lẻ rung động khắp các cánh tay của chúng”, các nhà khoa học James Webb giải thích. “Mỗi năm, IC 2163 và NGC 2207 tạo ra khoảng hai chục ngôi sao mới có kích thước bằng Mặt trời. Để so sánh, thiên hà Milky Way (dải ngân hà) của chúng ta chỉ tạo ra khoảng hai hoặc ba ngôi sao mới giống Mặt trời mỗi năm. Ngoài ra, hai thiên hà ngày cũng đã lưu trữ bảy sự kiện siêu tân tinh đã biết trong những thập kỷ gần đây, một con số cao so với mức trung bình là một sau mỗi 50 năm trong Milky Way. Mỗi siêu tân tinh có thể đã dọn sạch không gian trong các cánh tay của thiên hà, sắp xếp lại khí và bụi sau đó nguội đi và cho phép nhiều ngôi sao mới hình thành.
Bạn có thể thấy các khu vực hình thành sao bằng cách nhìn vào những vùng phát sáng màu xanh lam (từ dữ liệu của Hubble) và màu hồng và trắng (từ dữ liệu của James Webb). Hai kính thiên văn tạo ra các hình ảnh trông khác nhau, vì chúng hoạt động ở các bước sóng khác nhau. Hubble nhìn vào quang phổ ánh sáng khả kiến, tương tự như những gì mắt người nhìn thấy, trong khi Webb quan sát trong vùng hồng ngoại, nhìn thấy những thứ mà chúng ta không thể và làm nổi bật các khu vực "bùng nổ sao" bận rộn, nơi nhiều ngôi sao mới đang được hình thành.