Bí quyết uống rượu không bị say trong những buổi nhậu

Say rượu bia khiến con người mệt mỏi, nhức đầu, lú lẫn thậm chí để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe. Hầu như ai cũng biết đến những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe nhưng nhiều người không tránh được tình trạng say sỉn sau mỗi bữa liên hoan, tụ tập.

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và tránh những trường hợp xấu có thể say ra khi say rượu, bạn hãy tự trang bị cho mình những mẹo nhỏ giúp chống say rượu bia và giải rượu hiệu quả.

Tác hại của việc uống nhiều rượu bia

Tác hại của việc say rượu tới sức khỏe

  • Uống nhiều rượu bia gây nôn nao, buồn nôn, nhức đầu, tư duy giảm.
  • Ảnh hưởng tới não bộ, làm rối loạn sự hoạt động của vỏ não gây ra các hành động tiêu cực như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát, hành động liều lĩnh.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Gây hại cho cơ tim, dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
  • Gây viêm dạ dày cấp, loét dạ dày và tá tràng, nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.
  • Khiến chức năng gan bị suy giảm dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và thậm chí có thể bị ung thư gan.
  • Ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể nên người bị say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió...
  • Uống nhiều rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout.
  • Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần: hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, làm gia tăng ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.
  • Suy giảm khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản.

Cách chống say rượu bia hiệu quả ngày Tết

1. Trái cây

Trái cây

Trái cây rất giàu vitamin và các khoáng chất cũng như hàm lượng kali cao giúp duy trì và cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Vì thế bạn nên ăn trái cây trước khi uống rượu để không bị say.

Ngoài ra trái cây cũng là một trong những cách ngăn chặn những cơn buồn nôn hiệu quả.

2. Nước ép rau xanh

Nước ép rau xanh

Rượu có tính khử, nó sẽ khử các chất điện giải cũng như các chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn.

Việc bổ sung một cốc nước ép rau xanh sẽ cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể bạn như vitamin, các khoáng chất cần thiết tăng cường cho cơ thể không bị mất nước khi uống rượu. Vì thế bạn nên uống một cốc nước ép rau xanh trước khi uống rượu. Một số nước ép rau xanh có lợi như rau chân vịt, cải xoăn, cần tây và dưa chuột. Ngoài ra bạn có thể uống nước ép táo, chanh hoặc nước gừng.

3. Nước

Rượu có tính khử do đó nó sẽ làm cơ thể bị mất nước – đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu sau khi uống rượu. Vì thế bạn nên uống nước để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể.

4. Dưa chuột

Dưa chuột

Trong dưa chuột có chứa tới 95% là nước. Do đó bạn nên ăn dưa chuột trước khi uống rượu để cung cấp lượng nước cho cơ thể.

Ngoài ra dưa chuột còn giúp loại bỏ những độc tố ra ngoài cơ thể. Trong dưa chuột còn chứa một lượng nhỏ các chất như đường, vitamin B và các chất điện giải giúp ngăn chặn cường độ những cơn đau đầu sau khi uống rượu.

Dưa hấu cũng là một sự lựa chọn thông minh cho bạn.

5. Sữa

Sữa

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rằng việc uống sữa trước khi uống rượu giúp bạn không bị say rượu nhưng trong thực tế có nhiều người áp dụng phương pháp này thành công.

Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin B nên không gây hại cho cơ thể nếu kết hợp với rượu.

6. Dưa muối

Dưa muối

Dưa muối và các thực phẩm lên men giàu chất điện giải và nước muối giúp bạn ngăn chặn những cơn buồn nôn. Vì thế bạn nên ăn những món ăn này trước khi uống rượu.

7. Không pha trộn nước có gas với rượu

Không pha trộn nước có gas với rượu

Khi pha trộn rượu với các loại nước ngọt có gas hay pha trộn các loại rượu với nhau, tạo bọt khí sẽ làm tăng tốc độ cồn ngấm vào máu.

Do đó lời khuyên cho bạn là không nên pha trộn nước ngọt, nước có gas với rượu.

8. Tuyệt đối không được để dạ dày trống rỗng

Khi dạ dày của bạn trống rống, ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Thêm nữa dạ dày bạn không có gì nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày. Do đó bạn nên ăn lót dạ trước khi uống rượu.

Cách giải rượu bia nhanh chóng

Dưới đây là vài cách giúp giải rượu bạn có thể chọn biện pháp nào thuận lợi với những nguyên liệu có sẵn trong gia đình. Những biện pháp này chỉ giúp làm giảm tác hại của rượu, điều quan trọng nhất là bạn cần phải làm chủ bản thân để không uống quá nhiều.

Giải rượu bia

  1. Rau cần: rửa sạch một nắm, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần ngoài giúp tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
  2. Lá dong tươi: (lá dùng để gói bánh chưng) 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống.
  3. Trà búp 5 g, quất tươi hoặc mứt quất hãm với nước sôi uống.
  4. Bột sắn dây pha vơi nước cho thêm vài lát chanh để uống, sẽ giúp cho người say tỉnh táo trở lại. Ngoài ra sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
  5. Củ cải trắng giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.
  6. Đậu xanh (khoảng 10-30 g), hoặc giã 5-10 g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.
  7. Giấm ăn 60 g, đường 15 g, gừng 3 lát đã giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.
  8. Chanh tươi một quả, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng ăn.
  9. Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, có thể sao thơm, mơ chua 2 quả, cho vào khoảng 300 ml nước, sắc nhỏ lửa 20-30 phút rồi uống. Có thể cho thêm chút nước gừng hoặc trà gừng để nâng cao hiệu quả.

Cách sơ cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu bia

Nếu thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần cho bệnh nhân nằm gối thấp để nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng. Khoảng vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn.

Cho nạn nhân uống nhiều nước để tránh mất nước, tốt nhất là nên uống nước ấm. Nếu có nước gừng tươi, nước chè xanh, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi, sữa nóng,... thì càng tốt, những nước ép hoa quả sẽ có tác dụng giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.

Khi ngộ độc rượu không nên sử dụng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau hoặc mật ong vì có hại, dễ bị nhiễm trùng.

Không để nạn nhân tắm ngay vì như vậy dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp.

Cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau:

  • Bệnh nhân nôn liên tục, đặc biệt khi dịch nôn có máu.
  • Lay gọi không tỉnh sau 2-3 giờ.
  • Vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu.
  • Co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn có giây phút vui vẻ!

Thứ Sáu, 29/11/2019 00:55
4,25 👨 13.663
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2025