9 bí mật về bản thân mà bạn thực sự không biết

Dưới đây là những kết luận thú vị về con người được các nhà khoa học đưa ra sau nhiều năm nghiên cứu, chắc chắn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.

1. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi bận rộn

Não bộ của con người thích bận rộn chứ không thích nhàn rỗi. Cùng mất một khoảng thời gian như nhau để hoàn thành một việc, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn nếu “bận rộn”. Điều này là do não bộ sẽ sản sinh ra dopamine, một loại hormone mang lại cảm giác hạnh phúc, khi chúng ta hoàn thành một nhiệm vụ.

2. Dành 30% thời gian mỗi ngày để mơ mộng

Dành 30% thời gian mỗi ngày để mơ mộng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, 30% thời gian trong ngày được con người sử dụng để mơ mộng và nếu không chịu bất cứ áp lực nào con số này sẽ tăng lên tới 70%.

Một điều thú vị là những người có xu hướng sáng tạo hơn thường là những người hay tưởng tượng và mơ mộng.

3. Chúng ta chỉ có thể nhớ được 3-4 điều mỗi lần

Theo kết quả của các nghiên cứu, não bộ của chúng ta cùng một lúc chỉ có thể lưu trữ được không quá 3-4 mẩu thông tin, và chỉ trong khoảng thời gian 20-30 giây mà thôi. Trừ khi xem đi xem lại nhiều lần sau đó, nếu không chúng ta sẽ lập tức quên chúng.

4. Đôi khi chúng ta ghi nhận hình ảnh khác thực tế

Bộ não của chúng ta liên tục xử lý thông tin từ các giác quan truyền tới nên đôi khi chúng ta nhận thức trực quan về mọi thứ khác với ngoại hình thực tế.

Ví dụ, khi đọc một văn bản, chúng ta không đọc từng từ, mà chỉ chú ý đến từ đầu tiên, từ cuối cùng trong mỗi từ và các từ còn lại được bổ sung bằng trực giác, dựa trên vốn từ chúng ta đã tích cóp trong nhiều năm.

5. Chúng ta chỉ có vài người bạn thực sự

Theo các nhà tâm lý học, xã hội học, mỗi người chỉ có một số lượng người tối đa để có thể duy trì liên lạc chặt chẽ. Con số này được lập trình sâu sắc trong cơ chế sinh học của con người và được gọi là "con số Dunbar".

Vì vậy, bạn chỉ thực sự hình thành tương tác ý nghĩa với tối đa khoảng từ 50-200 người dù có cả ngàn người bạn trên mạng xã hội.

6. Ký ức của chúng ta thay đổi liên tục theo thời gian

Thực tế, mỗi khi chúng ta lục lại trí nhớ, những sự kiện trong quá khứ hiện về lại khác nhau.

7. Hầu hết mọi quyết định đều là vô thức

60-80% các quyết định mà con người đưa ra xuất phát từ tiềm thức chứ không phải là kết quả của sự tính toán, cân nhắc cẩn thận. Tức là, chúng ta đưa ra các quyết định trong khi không thực sự nghĩ về điều đó, mà chỉ đơn thuần là thực hiện nó.

Lý do bởi, não bộ của chúng ta tiếp nhận hàng triệu dữ liệu mỗi giây nên một số quyết định được hạ xuống mức "theo tiềm thức" để tránh sự mệt mỏi quá mức. Ví dụ, chúng ta thực hiện các động tác như bật quạt, tắt đèn, đóng cửa... mà chẳng cần suy nghĩ gì.

Điều này dễ dẫn đến sự nghi ngờ bản thân. Ví dụ, khi bạn đến văn phòng, bạn sẽ không thể nhớ mình đã rút phích cắm bàn là chưa.

Không nhớ mình đã rút phích cắm bàn là ra chưa

8. Không thể đa nhiệm

Con người không thể cùng lúc thực hiện nhiều hoạt động nhận thức, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả. Tất nhiên sẽ có những trường hợp ngoại lệ, đó là khi một trong 2 việc đó không cần tới sự tập trung của não bộ.

Ví dụ, bạn có thể vừa đi bộ vừa nghe điện thoại nhưng rủi ro có thể ngã hoặc va chạm là hoàn toàn có thể xảy ra.

9. Ba điều chúng ta không bỏ qua trong cuộc sống

Hầu như tất cả mọi người đều có sự tò mò nhất định về những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Lý do bởi một phần não bộ của chúng ta liên tục quét môi trường và đặt các câu hỏi liên quan đến 3 vấn đề chúng ta không bỏ qua trong cuộc sống và cũng là nền tảng cho sự sống còn của con người gồm “chuyện ấy”, các mối nguy hiểm và thực phẩm. Các câu hỏi đó là “Tôi có thể làm "chuyện ấy" không?, Tôi có thể ăn cái này không?, Tôi có thể bị chết vì mối nguy hiểm này không?”.

Thứ Ba, 07/07/2020 09:51
4,45 👨 8.569
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học