11 sự thật thú vị về Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS không phải ai cũng biết

Trạm Vũ trụ Quốc tế hay Trạm Không gian Quốc tế (viết tắt là ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian được phóng lên vũ trụ vào năm 1998.

ISS là sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), JAXA (Nhật Bản), RKA (Nga), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu).

Dưới đây là 11 điều thú vị nhưng ít được biết đến của Trạm Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)

1. ISS hoạt động đến năm 2028

Trạm Vũ trụ Quốc tế

Do vẫn được bảo dưỡng thường xuyên nên cho tới năm 2028, ISS tiếp tục là cơ sở nghiên cứu khoa học quan trọng, có vai trò phát triển mục tiêu tiếp theo cho những chuyến bay du hành của con người lên vũ trụ, vượt ra ngoài quỹ đạo Trái Đất.

2. Trạm ISS có vai trò quan trọng trong việc kết thúc Chiến tranh lạnh

Sau khi Xô viết tan rã, Nga không thể đáp ứng đủ nguồn tài chính, tài nguyên, các phương tiện kỹ thuật và nhân công để duy trì chương trình trạm vũ trụ riêng của mình mang tên Hòa Bình hay Mir.

Điều này khiến Nga buộc phải bắt tay với Mỹ để thực hiện nhiệm vụ trong chương trình Mir. Sau đó các đối tác vũ trụ toàn cầu (Mỹ, châu Âu,..) chính thức đảm bảo cho Nga tham gia chương trình ISS. Thiết lập quan hệ mới giữa Nga và các nước khác.

3. ISS rất lớn

Kích thước của ISS rất lớn, tương đương một sân bóng đá của Mỹ với các phòng thí nghiệm, khu nhà ở, nút không khí, trạm đỗ tàu. Bên trong ISS còn rộng lớn hơn cả máy bay Boeing 747.

Trạm vũ trụ Quốc tế được coi là dự án khoa học phức tạp nhất trên thế giới.

4. ISS rất nặng nhưng lại rất nhẹ

ISS có trọng lượng khoảng 400 tấn, gấp đôi máy bay Boeing 747 nhưng do ở trong môi trường không trọng lực nên lại rất nhẹ.

5. Có thể quan sát ISS từ Trái Đất bằng mắt thường

Trạm ISS là vật thể sáng thứ 3 trên bầu trời Trái Đất chỉ sau Mặt TrăngMặt Trời do nó có các tấm pin Mặt Trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời.

Với độ cao cách mặt đất chỉ trong khoảng từ 319,6km đến 346,9km, con người từ Trái Đất có thể nhìn thấy trạm ISS bằng mắt thường nếu ở vị trí thích hợp.

6. Bước ra ngoài vũ trụ từ trạm ISS

Kể từ năm 1998, đã có khoảng hơn 190 lượt nhà du hành bước ra khỏi trạm ISS đi lại trên vũ trụ. Lần gần đây nhất là vào tháng 8/2017, hai nhà du hành vũ trụ Nga đã bước ra khỏi trạm ISS và đi bộ 7 tiếng rưỡi ngoài không gian.

Bước ra ngoài vũ trụ từ trạm ISS

7. Mỹ không phải là đối tác lớn nhất chi ngân sách cho ISS

Mặc dù NASA - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ đứng đầu chương trình nghiên cứu trên trạm ISS nhưng châu Âu mới chính là đối tác đóng góp ngân sách lớn nhất.

Mỹ chỉ đóng góp 19% ngân sách lắp đặt các module trên ISS ít hơn châu Âu với 29%, Nga 24%, và Nhật Bản 22%.

8. Để lên trạm ISS trước tiên bạn phải sang Nga

Tàu vũ trụ Soyuz

Năm 2011, chương trình Tàu con thoi do Mỹ đứng đầu kết thúc. Từ đó trở đi, tàu vũ trụ Soyuz của Nga trở thành phương tiện duy nhất đưa các phi hành gia lên trạm ISS. Số lần Soyuz phóng lên quỹ đạo đã vượt qua con số 100.

9. Sống trên trạm ISS làm con người lão hóa nhanh hơn

Sống trên trạm ISS, môi trường không trọng lực trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể con người mất đi tế bào máu và giảm lượng canxi trong xương. Điều này đẩy nhanh tốc độ lão hóa ở con người.

Sống trên trạm ISS làm con người lão hóa nhanh hơn

10. Trạm ISS là phương tiện vũ trụ đắt giá nhất thế giới

Từ khi được xây dựng cho tới nay, trạm ISS đã tiêu tốn khoảng 160 tỷ USD, đắt gấp nhiều làn so với các phương tiện vũ trụ khác hoặc các công trình quy mô khác do con người đã từng chế tạo ra.

11. Tốc độ di chuyển cực lớn

Trạm ISS có tốc độ di chuyển trung bình là 27.743,8km/h

Trạm ISS có tốc độ di chuyển trung bình là 27.743,8km/h, gấp khoảng 23 lần tốc độ âm thanh, cho phép bay tới Mặt Trăng và quay về trong ngày. Tốc độ này cho phép ISS bay 15,79 lần quanh Trái Đất mỗi ngày.

Xem thêm: 7 vật thể lớn nhất con người từng phóng vào không gian

Thứ Tư, 06/12/2017 16:05
32 👨 2.685
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học