Hóa ra 15 “sự thật” về Trái Đất và vũ trụ mà chúng ta vẫn tin sái cổ này hoàn toàn sai bét

Mặt Trời màu vàng, không gì nhanh hơn ánh sáng, Mặt Trăng có một mặt tối... là những “sự thật” mà nhiều người vẫn tin tưởng và chia sẻ trong suốt nhiều năm qua. Nhưng chúng đều là những thông tin khoa học không chính xác đã bị khoa học bác bỏ.

Mặt Trời màu vàng

Sự thật là ánh sáng của Mặt Trời có màu trắng chứ không phải màu vàng

Sự thật là ánh sáng của Mặt Trời có màu trắng chứ không phải màu vàng. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do bầu khí quyển của Trái Đất. Khi ánh sáng đi qua khí quyển, những tia sáng có bước sóng ngắn sẽ bị làm cho lệch hướng và tạo ra hiện tượng tán xạ Rayleigh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh và hoàng hôn có màu đỏ.

Vành đai tiểu hành tinh vô cùng nguy hiểm

Thực tế thì vành đai tiểu hành tinh là một khoảng không vô cùng hoang vắng

Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, chúng ta có thể thấy ở khu vực vành đai tiểu hành tinh luôn có những khối đá có thể lao vào tàu vũ trụ bất cứ lúc nào.

Nhưng thực tế thì vành đai tiểu hành tinh là một khoảng không vô cùng hoang vắng nằm trong cách xa từ 200 triệu cho tới 300 triệu dặm so với Mặt Trời. Và tổng khối lượng của tất cả tiểu hành tinh trong vành đai chỉ bằng với 4% so với Mặt Trăng mà thôi.

Đi vào vũ trụ bạn sẽ trở nên không trọng lượng

Thực tế, mọi nơi trong vũ trụ đề tồn tại lực hấp dẫn

Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng vũ trụ bắt đầu từ khoảng 100km so với mặt đất. Tại đó, bầu khí quyển của Trái Đất gần như không còn, môi trường chân không.

Nhưng đi qua điểm này không có nghĩa là bạn trở nên không trọng lượng. Thậm chí, nếu đang ở trên một tên lửa đẩy, bạn sẽ cảm thấy trọng lực còn lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. Chỉ khi bắt đầu hạ cánh, bạn mới có cảm giác không trọng lượng.

Thực tế, mọi nơi trong vũ trụ đều tồn tại lực hấp dẫn và mọi thứ trong vũ trụ đều tác dụng lực hấp dẫn với nhau. Bay quanh một hành tinh có nghĩa là vẫn phải chịu lực hấp dẫn của nó, như Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt.

Để được trải nghiệm cảm giác rơi tự do trong môi trường không trọng lượng trong vũ trụ bạn phải di chuyển với tốc độ nhất định. Cụ thể, nếu ở vị trí cách 400 km so với Trái Đất, bạn sẽ phải di chuyển với tốc độ 27.743 km/giờ (tốc độ của trạm vũ trụ quốc tế ISS).

Một tiểu hành tinh có thể bị phá hủy bởi vũ khí hạt nhân

Một cảnh trong bộ phim "Ngày tận thế" nói về nỗ lực đưa bom hạt nhân lên một tiểu hành tinh để phá hủy nó cứu Trái Đất Một cảnh trong bộ phim "Ngày tận thế" nói về nỗ lực đưa bom hạt nhân lên một tiểu hành tinh để phá hủy nó cứu Trái Đất.

Đa phần tiểu hành tinh là một khối đá lớn nên một vụ nổ hạt nhân không thể khiến nó “bốc hơi” mà chỉ có thể đẩy nó ra xa hơn một chút. Đây không phải là ý tưởng hay nếu chúng muốn cứu Trái Đất khỏi va chạm với các tiểu hành tinh.

Nhưng với một cuộc tấn công hạt nhân được thiết kế thông minh và định hướng tốt thì vụ nổ có thể thổi bay một phần của tiểu hành tinh và đẩy nó ra xa khỏi quỹ đạo gây nguy hiểm với Trái Đất.

Có thể tiên đoán tính cách và tương lai của bạn qua chiêm tinh học

Không thể tiên đoán tính cách và tương lai của bạn qua chiêm tinh học

Cho tới nay, chưa có một cuộc nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng, nhìn vào vị trí của Mặt Trời, các ngôi sao và Mặt Trăng vào thời điểm bạn được sinh ra có thể tiên đoán về tương lai của bạn.

Khi gọi điện thoại, tín hiệu sẽ truyền tới một vệ tinh

Khi gọi điện thoại, tín hiệu sẽ truyền tới một vệ tinh

Điều này chỉ đúng trong quân đội, họ thường sử dụng điện thoại nhận sóng từ vệ tinh để làm nhiệm vụ ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Nhưng với chiếc điện thoại mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày thì lại hoạt động theo một cách hoàn toàn khác.

Điện thoại của chúng ta sẽ phát ra tín hiệu sóng vô tuyến không dây và chuyển tiếp dữ liệu tới một tháp di động trên mặt đất. Khi thực hiện cuộc gọi, điện thoại của bạn sẽ được kết nối với một chiếc điện thoại khác thông qua một mạng lưới rộng lớn những tháp di động và cáp ngầm.

Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nếu đứng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bạn không chỉ nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành mà còn có thể quan sát nhiều công trình nhân tạo khác trên Trái Đất

Nếu đứng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS (có độ cao khoảng 400 km so với mặt đất), bạn không chỉ nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành mà còn có thể quan sát nhiều công trình nhân tạo khác trên Trái Đất.

Nhưng nếu đứng trên Mặt Trăng, bạn chỉ nhìn thấy được ánh sáng mờ mờ của ánh điện tại các thành phố lớn chứ không thể nhìn rõ bất cứ công trình nào trên Trái Đất.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng

Thủy triều là kết quả của sự tương tác lực hấp dẫn giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng

Điều này chỉ đúng một phần bởi lực mà Mặt Trăng tác dụng lên nước biển chỉ bằng 1/10.000.000 lực hút của Trái Đất. Lực này quá yếu nên Mặt Trăng không thể một mình gây nên hiện tượng thủy triều. Thực tế, thủy triều là kết quả của sự tương tác lực hấp dẫn giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

Sao Mộc quay quanh Mặt Trời

Tâm tỉ cự của sao Mộc nằm ngoài Mặt Trời Tâm tỉ cự của sao Mộc nằm ngoài Mặt Trời.

Quỹ đạo của một vật thể di chuyển quanh một vật thể lớn hơn không phải vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của hai thiên thể sẽ có một tâm điểm chung, luôn nằm gần vật có khối lượng lớn hơn được gọi là "tâm tỉ cự".

Trái Đất có kích thước chỉ bằng 1/332.949 lần so với Mặt Trời, tâm tỉ cự nằm rất gần trung tâm của Mặt Trời. Điều này có nghĩa là chúng ta đang xoay quanh tâm của Mặt Trời.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, khối lượng của nó quá lớn gấp 2 lần các hành tinh, Mặt Trăng, tiểu hành tinh và sao chổi khác cộng lại nên tâm tỉ cự của sao Mộc nằm ở phía trên và cách 48.000 km so với bề mặt của Mặt Trời. Điều này có nghĩa là sao Mộc xoay quanh một điểm ở phía trên Mặt Trời, chứ không xoay quanh tâm của ngôi sao này.

Mặt Trăng có một mặt tối

Thực tế toàn bộ Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời

Thực tế toàn bộ Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Nhưng do khoảng thời gian Mặt Trăng bay theo trục của Trái Đất lại trùng với khoảng thời gian Mặt Tăng bay quanh trục của nó nên khi quan sát từ Trái Đất chúng ta chỉ nhìn thấy được một mặt của Mặt Trăng mà thôi.

Nguyên nhân khiến mùa hè nóng là do khi đó Trái Đất gần Mặt Trời hơn

Thực tế, Trái Đất nằm ở điểm xa Mặt Trời nhất vào mùa hè

Thực tế, Trái Đất nằm ở điểm xa Mặt Trời nhất vào mùa hè. Nguyên nhân khiến mùa hè nóng nhất trong năm là do Trái Đất nghiêng khi quay và mùa hè là thời điểm ánh sáng Mặt Trời được chiếu một cách trực diện nhất vào Bắc Bán cầu hoặc Nam bán cầu.

Mặt Trăng khá gần Trái Đất

Bức ảnh chụp khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất Bức ảnh chụp khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất.

Khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng là khoảng hơn 380.000km. Nếu sử dụng máy bay Boeing 747, chúng ta sẽ cần tới 17 ngày để bay tới nơi ở của chú Cuội.

Không gì có thể vượt qua được tốc độ của ánh sáng

Tốc độ di chuyển chính xác của ánh sáng khi không bị cản trở là 299.792.458 m/giây

Tốc độ di chuyển chính xác của ánh sáng khi không bị cản trở là 299.792.458 m/giây. Nhưng nếu đi qua các chất khác nhau, ánh sáng sẽ bị chậm lại. Cụ thể, tốc độ của ánh sáng chậm hơn 25% nếu đi qua nước và giảm tận 59% nếu đi qua kim cương. Nhưng nếu đi qua cùng một loại chất liệu như vậy thì các hạt như electron, neutron hoặc neutrino lại có thể vượt qua tốc độ của ánh sáng.

Nếu ở trong môi trường chân không, theo thuyết Big Bang, sự giãn nở của vũ trụ đã vượt quá tốc độ của ánh sáng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng các hạt hạ nguyên tử tương tác với nhau trong hiện tượng vướng víu lượng tử có thể dịch chuyển vị trí của chúng ngay lập tức, có nghĩa là vượt xa tốc độ của ánh sáng trong không gian.

Vũ trụ luôn luôn lạnh

Nhiệt độ trong không gian gần Trái Đất và đang được ánh sáng mặt trời chiếu vào có thể lên tới 120 độ C

Nhiệt độ ở nơi lạnh nhất trong vũ trụ có thể xuống tới hơn -234 độ C còn nhiệt độ trong không gian gần Trái Đất và đang được ánh sáng Mặt Trời chiếu vào có thể lên tới 120 độ C.

Chỉ có 3 dạng vật chất là rắn, lỏng, khí

Thực tế, có nhiều dạng vật chất khác nhau trong vũ trụ nhưng có 4 dạng chính đó là rắn, lỏng, khí và plasma

Thực tế, có nhiều dạng vật chất khác nhau trong vũ trụ nhưng có 4 dạng chính đó là rắn, lỏng, khí và plasma. Trong đó, rắn là dạng vật chất phổ biến nhất khi các hành tinh đều được cấu tạo từ đá. Plasma cũng không hề kém cạnh khi có mặt trên nhiều ngôi sao, bao gồm cả Mặt Trời.

Thứ Ba, 15/08/2017 17:47
4,52 👨 2.118
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ