Trong một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình, chúng ta thường thấy các vị vua ngày xưa có khi ban thưởng đến 10 vạn lượng vàng. Theo các đo đạc thời đó, 10 vạn lượng vàng tương đương với 500kg vàng, một con số khổng lồ. Vậy, người xưa lấy đâu ra nhiều vàng đến vậy?
Vàng là kim loại quý hiếm trên Trái Đất. Tính đến nay, con người đã khai thách tổng sản lượng vàng là 190.000 tấn, hơn 2/3 được khai thác sau năm 1950. Điều này có nghĩa là trong hàng nghìn năm lịch sử trước đây, lượng vàng người xưa khai thác được chỉ khoảng vài chục nghìn tấn mà thôi. Trong khi một nửa vàng trong số đó đã được dùng để chế tạo các sản phẩm bằng vàng.
Vậy, tại sao Trung Quốc cổ đại có nhiều vàng như vậy?
Thực tế, trước thời nhà Tần và nhà Hán, người Trung Quốc gọi đồng là vàng. Vào thời đó, lượng đồng khai thác được rất cao. Ngoài ra, đồng có tính chất hóa học ổn định nên đã sớm trở thành đại diện cho tiền tệ. Nhìn bề ngoài, đồng có màu vàng nên được người xưa gọi là “vàng”.
Sau thời nhà Hán, người xưa mới chú ý tới vàng. Nhưng do sản lượng vàng khi đó rất khan hiếm nên chủ yếu dùng chế tác đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp chứ không được đưa vào giao thương.
Đến thời nhà Tùy và nhà Đường, vàng có giá trị cao nhất nhưng vẫn có rất ít vàng nguyên chất. Thực tế, số vàng mà các hoàng đế cổ đại ban thưởng là 10.000 lượng nhưng trong đó phần lớn là bạc và đồng, vàng có rất ít.