10 môn thi đấu "kỳ quái" nhất tại Thế vận hội Olympic Rio 2016

Thế vận hội Olympic là một cuộc thi đấu thể thao phổ biến nhất trên thế giới, trong đó một số môn thi đấu với nội dung "đặc biệt". Chắc rằng bạn vẫn chưa hiểu rõ về cách chơi tất cả các môn thể thao được chơi như thế nào, nó đến từ đâu và được nằm trong các môn thi đấu của Olympic từ khi nào. Dưới đây là 10 môn thi đấu "kỳ quặc" nhất trong Thế vận hội Mùa hè năm 2016:

Video 10 môn thi đấu "kỳ quái" nhất có tại Thế vận hội Olympic.

1. Môn điền kinh đi bộ (Race Walking)

Môn thể thao điền kinh đi bộ là một trong những môn thi đấu "kỳ quái" nhất. Nó không giống một cuộc thi đấu mà giống như một nhóm người đang cố gắng vượt lên trước nhau để dành chiến thắng. Môn đi bộ có mặt tại Thế vận hội Olympic kể từ năm 1904, ban đầu là một cuộc thi đi bộ dài khoảng nửa dặm, sau đó tăng dần lên thành một đường đua đi bộ dài 20km dành cho cả nam và nữ, đi bộ 50km dành riêng cho nam. Thực chất môn thể thao điền kinh này được một người khách bộ hành tổ chức, cuộc thi đấu thể thao nội dung đi bộ của Anh phổ biến từ giữa cho đến cuối thể kỷ 19.

Những vận động viên tham gia thi đấu phải liên tục tiếp đất bằng một chân và các vị giám khảo sẽ theo dõi từng vận động viên trong khi thi đấu để chắc chắn rằng không ai bước bước đi chậm chạp bằng cả hai chân. Dự kiến lịch thi đấu thể thao nội dung đi bộ ở kỳ Thế vận hội Olympic 2016, đi bộ 20km nam vào thứ 6 ngày 12 tháng 8 và đi bộ 20km nữ - đi bộ 50km nam vào thứ 6 ngày 19 tháng 8.

2. Cưỡi ngựa biểu diễn

Bản chất của môn thi đấu cưỡi ngựa biểu diễn là một con ngựa sẽ nhảy múa. Nhưng để không mắc sai sót gì, cuộc thi yêu cầu con ngựa đó phải được luyện tập nhiều và có vận động viên huấn luyện con ngựa đó cùng tham gia. Trong tiếng Pháp, "dressage" được hiểu theo nghĩa đen là "đào tạo" và đó là những gì sẽ được đánh giá trong suốt cuộc thi đấu. Liên đoàn thể thao quốc tế đã đặt tên cho môn thi đấu này là cưỡi ngựa biểu diễn - "thể hiện ấn tượng nhất trong việc huấn luyện ngựa".

Trong cả đoạn đường ngựa biểu diễn, các thanh viên ban giám khảo sẽ xem cách con ngựa đó thực hiện bài kiểm tra theo quy định, từng bước đi và nhún nhảy theo nhạc có thuần thục hay không. Ngoài ra, người cưỡi ngựa - điều khiển ngựa phải thể hiện một tinh thần thoải mái. Về cơ bản, mục đích của môn thi này muốn con ngựa tham gia thi đấu thể hiện các động tác như thể nó đang tự biểu diễn vì đã được huấn luyện rất kỹ càng.

Bất kể các động tác di chuyển như thế nào thì các vận động viên thi đấu đều có thể được ban giám khảo đánh giá bằng thang điểm từ một đến mười. Lời khuyên: Thực tế nếu tất cả họ đều cho điểm 6 thì phần trình diễn đó khá tốt, các vận động viên thi đấu đạt được số điểm này sẽ được đi thẳng vào vòng thi tiếp theo. Nếu được điểm 9 thì có nghĩa là vòng thi đó rất tuyệt vời.

Bạn có thể xem phần thi đấu cưỡi ngựa biểu diễn được chiếu trên tivi vào ngày 10, 11, 12 tháng 8 và xem trận chung kết vào thứ 2 ngày 15 tháng 8.

3. Năm môn phối hợp hiện đại

Năm môn phối hợp hiện đại là phần thi đấu gay cấn và kỳ quái nhất trong tất cả các môn thi đấu tại Thế vận hộ Olympic. Môn thi đấu này có khoảng từ năm 1912, gồm các môn: đấu kiếm, bơi tự do 200 m, đua ngựa, chạy 3200 m và bắn súng ngắn. Năm nay, tất cả các môn thi này sẽ được diễn ra trong 3 ngày liên tiếp, khác với trước kia chúng chỉ được tổ chức trong vòng một ngày duy nhất. Theo Baron Pierre de Coubertin - người sáng lập của Thế vận hội hiện đại: "Năm môn phối hợp là các kỹ năng cần thiết của đội kỵ binh ở thế kỷ 19 chiến đấu lại đội quân kẻ thù xâm lược".

Mặc dù trong thực tế các vận động viên thi đấu cùng thời gian nhưng họ không thi đấu trực tiếp với nhau. Thay vào đó, mỗi vận động viên được tính điểm dựa trên cách họ thể hiện trong mỗi vòng đấu ở các ngày và cộng dồn điểm sau khi hoàn thành cuộc thì để quyết định được người chiến thắng chung cuộc. Dĩ nhiên, đấu kiếm là một môn thi đặc biệt bởi vì bạn cần phải chống trả lại một người nào đó. Bắn súng và chạy 3200 m là môn thi đấu kết hợp trong cuộc thi thể thao điền kinh Thế vận hội Mùa đông kể từ năm 2009.

Bạn sẽ phải mất vài ngày để xem toàn bộ cuộc thi nhưng bạn có thể thấy được niềm vui sướng khi chiến thắng năm môn phối hợp hiện đại, nó bắt đầu chiếu từ thứ 5 ngày 18 tháng 8 đến thứ 7 ngày 20 tháng 8.

4. Chạy vượt rào

Tại sao trong khi chạy lại phải vượt qua những vật cản "điên rồ" giống như hàng rào hay vũng nước? Hãy cùng khám phá xem môn thi chạy vượt rào như thế nào nhé. Nguồn gốc của bộ môn vượt rào là từ Ireland, nó giống với môn đua ngựa - nơi mà các tay đua ngựa đi từ tháp chuông, nhảy qua suối và những bức tường đá - thường là những bãi đất trống tại thời điểm đó. Qua nhiều năm, mọi người cảm thấy mệt khi phải làm những trò giống "con ngựa"chỉ để vui nên nó đã trở thành một cuộc thi thể thao nằm trong thế vận hội kể từ năm 1896.

Đường đua dài 3000 m có 28 rào cản phải vượt qua, trong đó 7 vật cản là hồ nước sâu đến đầu gối. Vì thế, giày của các vận động viên thi đấu thường bị ướt và trơn trượt. Họ phải nhảy qua từng rào cản và chúng ta không còn lạ lẫm khi nhìn thấy một vận động viên rơi thẳng xuống vũng nước. Môn thi chạy vượt rào này thực sự rất thú vị. Năm nay, nó sẽ diễn ra vào các ngày 13, 15 và 17 tháng 8.

5. Môn nhào lộn (Trampolining)

Môn thể thao thi đấu nhào lộn là động tác nhào lộn được thực hiện bằng các bộ phận trên cơ thể hay chỉ một phần khi nhảy trên tấm bạt lò xo. Lúc mọi người theo dõi môn thể thao nhào lộn tại Thế vận hội Olympic, họ sẽ thấy giống như đang xem một đứa trẻ hàng xóm nhảy trên đệm lò xo để thực hiện những chuyến bay ngắn "vui vẻ". Những cú nhào lộn trông thật tuyệt vời và chúng sẽ khiến bạn muốn thực hiện ngay các động tác nhào lộn tương tự. Môn thể thao này được thêm vào phần thể dục dụng cụ 2000 trò chơi có trong Thế vận hội Olympic.

Trong phần thi đấu, động tác nhào lộn gồm những động tác cuộn người, quay tròn, các trạng thái khác nhau (khi cơ thể treo lơ lửng trên không khí) và tư thế tiếp đất. Vận động viên có thể tiếp đất bằng chân hoặc tư thế ngồi lúc trước hoặc sau khi nhào lộn nhưng để hoàn thành trọn vẹn một phần thi đấu thì vận động viên đó phải bắt đầu và kết thúc với việc tiếp đất bằng chân. Ngay khi một vận động viên thể hiện phần trình bày của mình trước ban giám khảo, họ sẽ có 60 giây để nhảy và khởi động trước khi bắt đầu. Kết thúc phần thi, họ phải nhảy ra ngoài để lấy lại thăng bằng trước khi tiếp đất và giữ nguyên tư thế đó cho đến lúc ngừng thực hiện các động tác nhào lộn trong vòng ít nhất 3 giây.

Bạn có thể theo dõi phần trình diễn của các vận động viên nhào lộn vào thứ 6, ngày 12 tháng 8 của nữ và thứ 7, ngày 13 tháng 8 của nam.

6. Môn bóng ném

Bóng ném không phải là môn thể thao "kỳ quái" nhất thế giới và nó có mặt trong những môn thi đấu của Thế vận hội Olympic từ năm 1972. Tuy nhiên, môn ném bóng lại không phổ biến ở Hoa Kỳ và vẫn còn một chút bí ẩn với người Mỹ. Bóng ném là một môn thể thao đồng đội gồm có hai đội chơi, mỗi đội gồm 7 người. Các thành viên trong đội truyền bóng cho nhau bằng tay và cố gắng ném bóng vào gôn của đội khác. Bạn có thể hiểu đơn giản là "đá bóng bằng tay".

Theo Hiệp hội bóng ném quốc tế, mỗi đội có một thủ môn và 6 cầu thủ - người chơi trên sân có kích thước 40 m x 20 m. Thủ môn sẽ đứng trước gôn để không ai có thể tiến lại gần được. Dĩ nhiên, trừ trường hợp cầu thủ đứng ở ngoài khu vực đó và ném bóng vào gôn để ghi điểm. Di chuyển bóng chạy xung quanh rồi ném thẳng bóng vào gôn, điểm số bàn thắng sẽ tăng lên liên tục. Ngay khi cầu thủ nhận được bóng, họ có thể vượt qua các cầu thủ của đội khác bằng cách bước 3 bước hoặc rê bóng như khi di chuyển một quả bóng rổ. Trận đấu có 2 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 30 phút và đội nào ghi nhiều điểm hơn thì đội đấy thắng. Điều đặc biệt là họ được phép để bóng chạm vào cơ thể. Người chơi không được cố tình xô đẩy, đánh hoặc ngáng chân các thành viên trong đội khác.

Bạn có thể theo dõi môn thi bóng ném vào các ngày cuối của Thế vận hội Olympic diễn ra vào ngày 21 tháng 8.

7. Bóng nước

Môn thể thao bóng nước gần giống với môn bóng ném và mỗi người chơi thường đội một chiếc mũ bảo hộ để tránh va chạm bóng vào tai. Như trong môn thi đấu bóng ném, bóng nước cũng có hai đội chơi, mỗi đội 7 cầu thủ – 1 thủ môn và 6 cầu thủ - tính điểm bằng cách ném bóng (trên mặt nước) vào gôn của đội còn lại. Trận đấu gồm 4 trận và được chơi trong sân bóng nước với độ sâu gần 1,8 m. Không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của môn bóng nước này, nhưng nó được ghi chép vào năm 1869 tại Anh Quốc và có tên gọi là "bóng nước bầu dục".

Đây là môn thể thao tiếp sức vì vậy nó rất tốt cho sức khỏe. Cầu thủ của hai đội đội mũ khác màu nhau để dễ phân biệt. Thủ môn đội mũ màu đỏ và là người duy nhất trog đội được phép bắt bóng bằng cả hai tay, còn các cầu thủ trong đội chỉ được sử dụng một tay để bắt bóng.

Môn thể thao bóng nước được chiếu trên truyền hình vào ngày 20 tháng 8, giống với môn bóng ném - bạn có thể xem nó vào hầu hết các ngày.

8.Chèo thuyền vượt tốc (Canoe / Kayak Slalom)

Trước kia nó được biết đến với tên gọi là "whitewater slalom", Canoe / Kayak Slalom ( hay chèo thuyền vượt tốc) phải chỉnh hướng con thuyền trên các ghềnh sông càng nhanh càng tốt. Giống với môn thi đấu trượt tuyết Slalom mùa đông, các vận động viên phải đi qua những cánh cổng có treo một sợi dây thép bắc qua sông khi chèo dọc. Môn thi đấu này có mặt tại thế vận hội từ năm 1992.

Mỗi vòng sẽ có từ 18 đến 25 cổng và một trong số đó họ phải chèo thuyền ngược dòng để đến được cổng hoặc chỉ có thể đi qua bằng cách chuyển hướng đến một "xoáy nước" - nơi nước bằng phẳng hoặc phải di chuyển hơi ngược dòng một chút . Những cổng có màu xanh là cổng xuôi dòng nước và màu đỏ là cổng ngược dòng. Nếu các thuyền viên, mái chèo hoặc cơ thể của vận động viên chạm vào cổng đó thì họ sẽ bị phạt thêm 2 giây. Nếu vận động viên nào vi phạm luật như: đi ngược cổng hoặc bỏ lỡ một cửa thì sẽ bị phạt thêm 50 giây. Hầu hết, các vận động viên đều hoàn thành cuộc thi trong vòng hai phút, chưa kể thời gian phạt và tiếp tục hoàn thành các vòng tiếp theo càng nhanh càng tốt.

Môn thể thao chèo thuyền vượt tốc rất sôi nổi và hấp dẫn. Nhưng môn thi này đã bắt đầu diễn ra rồi nhưng bạn có thể xem vòng chung kết chèo thuyền vượt tốc nam và những vòng còn lại vào thứ 5 ngày 11 tháng 8.

9. Ném búa

Bạn có tò mò khi nghe đến tên của môn thể thao này không? Phải nắm lấy một thứ rất nặng rồi ném nó ra xa nhất có thể. Ném búa trông rất kỳ lạ, nguy hiểm nhưng lại siêu thú vị khi xem chúng. Môn thể thao này có từ thế kỷ 15, nó được thêm vào danh sách các trò chơi siêu khó ở vùng Cao nguyên của Scotland và là một trong những môn thể thao chính thức có mặt trong Thế vận hội Olympic vào những năm 1900.

Búa mà các vận động viên ném thựa tế là một vật rất nặng, búa dành cho nam nặng khoảng 7kg và nữ nặng 4kg. Để ném được búa ra xa, các vận động viên phải đu búa đó trên một sợi dây chập đôi, toàn bộ cơ thể phải quay tròn khoảng bốn đến năm lần trước khi thả vật nặng đấy ra xa. Sức mạnh là thứ thiết yếu đối với vận động viên ném búa nhưng tốc độ của họ cũng rất quan trọng khi muốn ném búa ra xa. Chiến thắng được hiểu đơn giản là: "Ai ném xa nhất thì người đó dành chiến thắng."

Bạn có thể xem trực tiếp trận thi đấu ném búa dành cho nữ vào thứ 6 ngày 12 tháng 8 và thứ 2 ngày 15 tháng 8, còn trận thi đấu của nam vào thứ 4, ngày 17 tháng 8 và thứ 6 ngày 19 tháng 8.

10. Bơi nghệ thuật

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về môn bơi nghệ thuật rồi phải không? Nhưng chắc bạn vẫn chưa hiểu rõ về nó. Dưới quan sát của những người chưa từng trải qua huấn luyện thì môn thể thao bơi nghệ thuật này như thể mọi người đang xoay nhanh trong hồ bơi. Nhảy hay "múa nghệ thuật" thì âm nhạc chắc chắn là một phầnkhông thể thiếu được. Trước kia môn thể thao này được gọi là "ballet dưới nước", bây giờ nó được kết hợp giữa bơi lội và những động tác nhào lộn (gymnastic) phức tạp dưới nước - đòi hỏi các vận động viên phải tạo hình thật đẹp và nhịn thở được dưới nước trong một thời gian dài. Quan trọng nhất là họ không được sử dụng sự hỗ trợ từ đáy hồ bơi mà phải "chuyển động bằng mái chèo" và "cú đá trên mặt nước" để nổi trên mặt nước, ngay cả khi nâng lên hoặc tung đồng đội lên khỏi mặt nước.

Theo Liên đoàn bơi lội thế giới FINA, môn bơi nghệ thuật đã được thêm vào chương trình thi đấu của FINA trong các kỳ thi đấu và Thế vận hộ thể thao từ năm 1956. Cuộc thi đấu gồm một phần thi kỹ thuật và một phần thi tự do, mỗi phần kéo dài khoảng 2 phút rưỡi đến năm phút. Phần thi kỹ thuật yêu cầu mỗi đội phải thực hiện đúng các động tác theo thứ tự cụ thể. Còn phần thi tự do thì các đội có thể thoải mái thể hiện những động tác di chuyển đầy tính nghệ thuật và sáng tạo. Điểm mỗi phần thi nằm trong phạm vi 100 và ban giám khảo sẽ cho điểm dựa trên các tiêu chí: kỹ thuật, độ khó, loại hình, ấn tượng, cách thực hiện và dĩ nhiên không thể thiếu được sự nhịp nhàng.

Bơi nghệ thuật được thể hiện bởi một nhóm hay từng cá nhân nhưng bơi nghệ thuật cá nhân chỉ có trong Olympic từ năm 1984 đến năm 1992. Ở kỳ thế vận hội năm nay, bạn có thể xem cuộc thi đấu nội dung bơi nghệ thuật đôi vào ngày 14 đến ngày 16 tháng 8 và bơi nghệ thuật tập thể vào ngày 18 – 19 tháng 8.

Thứ Sáu, 12/08/2016 08:55
41 👨 1.431
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học