Viêm phế quản, viêm đường hô hấp, cảm cúm, sốt phát ban... là một vài trong số những bệnh trẻ thường mắc phải vào mùa Thu. Các mẹ cần biết cách phòng tránh và chữa trị để bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi giao mùa.
Do thời tiết mùa này luôn thay đổi, ngày nắng, chiều và tối se lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mà trẻ nhỏ có sức đề kháng thấp nên tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
Dưới đây là triệu chứng và cách phòng tránh 10 căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa thu các mẹ nên biết.
1. Cảm cúm ở trẻ
Triệu chứng.
- Sốt nhẹ.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Đau họng, ho, hắt hơi.
- Nhức mỏi toàn thân.
Cách phòng tránh
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và đầu.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
- Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ cha mẹ nên tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé đủ uống nước.
- Nên tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng tuổi mỗi năm một lần.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh.
2. Đau mắt đỏ
Triệu chứng
- Mắt đỏ, mi mắt sưng nề đau nhức và chảy nước mắt nhiều.
Cách phòng tránh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Thường xuyên giặt sạch và phơi ngoài nắng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Lưu ý: Nếu trẻ bị đau mắt đỏ, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất.
3. Sốt phát ban
Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Đây là bệnh lây qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh.
Triệu chứng.
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, niêm mạc vòng họng...
- Da bé sẽ xuất hiện những vết ban đỏ lây lan khắp người
- Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.
Cách phòng tránh.
- Tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
- Hạ sốt đúng cách: Nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
- Giảm ho, giảm đau họng: Cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong...
- Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ
- Chế độ ăn hợp lý: Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước hơn nhất là loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin, cải thiện sức đề kháng.
- Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng: vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, tránh bị lạnh.
4. Viêm đường hô hấp ở trẻ
Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Triệu chứng
- Ho, đau họng.
- Sốt, đau đầu.
- Thở nhanh, cánh mũi phập phồng.
- Chán ăn, tiêu chảy nhẹ.
- Lồng ngực bị rút lõm khi thở vào.
Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ
- Rửa tay cho bé bằng xà phòng thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ.
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường.
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
5. Viêm tai ở trẻ
Triệu chứng:
- Quấy khóc nhiều.
- Sốt cao, nhức đầu.
- Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
- Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Đau tai, khó chịu.
- Không phản ứng khi có tiếng động.
- Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần.
Cách phòng tránh
- Giữ vệ sinh tai, mũi, họng, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ
- Giữ ấm cho trẻ, tránh xa môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá
- Các bệnh về hô hấp nếu không được điều trị triệt để rất dễ gây ra bệnh viêm tai giữa. Vì vậy cần chữa dứt điểm nếu trẻ bị bệnh về hô hấp.
- Dùng bông tăm và nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho bé
6. Sốt xuất huyết
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Triệu chứng
- Bé sốt cao đột ngột và liên tục.
- Đi ngoài ra máu.
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
- Xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng.
- Chảy máu cam
Cách phòng tránh
- Tránh cho trẻ bị muỗi đốt: mặc quần áo dài, không để trẻ ở nơi tối tăm, ẩm thấp.
- Tiêu diệt muỗi: phát quan bụi rậm, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, phun thuốc chống muỗi...
7. Tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng
- Buồn nôn và nôn ói sau 1, 2 ngày thì đi ngoài.
- Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.
- Ăn kém và biếng ăn
- Có thể ho, sốt.
- Trẻ rất khát nước.
Cách phòng tránh
- Đưa bé đi tiêm văcxin.
- Cần đảm bảo vệ sinh cho bé: rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo trẻ "ăn chín, uống sôi".
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
8. Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút.
Triệu chứng
- Ho nhiều.
- Sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần.
- Bỏ ăn, nôn trớ.
- Thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
- Da tím tái.
Cách phòng tránh
- Tăng sức đề kháng cho trẻ: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin c...
- Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ.
- Tránh hôn con, rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc con.
- Tiêm phòng cho trẻ đúng quy định.
- Không cho con tiếp cận với những người đang có chứng sổ mũi hoặc dùng chung các dụng cụ của bé khác.
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại.
- Thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
9. Bệnh thủy đậu
Đây là căn bệnh thườn gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lây qua đường hô hấp.
Triệu chứng
- Sốt, đau đầu, đau cơ,...
- Xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,...Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.
Cách phòng tránh
- Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
10. Quai bị
Triệu chứng
- Ho, sốt cao trong khoảng 3 đến 4 ngày.
- Đau tinh hoàn, sờ rắn lại (ở bé trai), đau bụng dưới (ở bé gái).
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió.
- 1 bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại.
- Vùng bị sưng nhưng không có hiện tượng tấy đỏ, đau nhưng không tạo mủ.
Cách phòng tránh
- Tiêm phòng: trẻ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ: ăn đủ chất, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây...
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, nhất là đường hô hấp để tránh bị viêm nhiễm.
- Giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang chống bụi cho bé.
Lưu ý: Bệnh quai bị do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau...
Có thể đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảm những cơn đau cho bé; chăm sóc răng miệng cho bé sạch sẽ; cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.