Khám phá nhà máy sản xuất điện thoại Vsmart tại Hòa Lạc (Hà Nội)

Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh có công suất hiện tại 23 triệu máy/năm của Vsmart được đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Trong giai đoạn hai, công suất của nhà máy sẽ tăng lên tới 125 triệu máy/năm.

Nhà máy này được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho các nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử hiện đại, IPC-A-610.

Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Vsmart

Hiện tại, Vsmart là hãng điện thoại thương hiệu Việt duy nhất có thể sản xuất được bo mạch của mỗi chiếc điện thoại. Quy trình sản xuất này được tự động hóa hoàn toàn từ việc sản xuất, in mạch, cho đến cắt và lắp ráp các thành phần phụ của bảng mạch.

Máy ASM Siplace-TX2 của Đức thực hiện công đoạn gắn linh kiện (chip, anten, IC…) lên bo mạch.

Khi phần cứng được hoàn thiện, bo mạch bắt đầu quá trình nạp chương trình và phần mềm. Mỗi dây chuyền sản xuất gồm một hệ thống 3 trạm, có khả năng nạp cùng lúc 24 bo mạch. Dây chuyền có thể lắp ráp được 13.000 bo mạch mỗi ngày. Số nhân viên cần cho công đoạn này chưa đến 30 người.

Mỗi dây chuyền sản xuất gồm một hệ thống 3 trạm

Sau đó, bo mạch sẽ phải trải qua bài kiểm tra của máy căn chỉnh tham số. Nếu vượt qua, bo mạch sẽ đi vào dây chuyền lắp ráp. Đây là giai đoạn cần sự tỉ mỉ và độ nhạy cảm, điều mà robot không có được nên cần có sự tham gia nhiều hơn của con người.

Bo mạch sẽ phải trải qua bài kiểm tra của máy căn chỉnh tham số

Trước khi vào khu sản xuất, tất cả công nhân làm việc trực tiếp với thiết bị đều phải mặc quần áo chống tĩnh điện, đi qua phòng khử bụi. Khu vực sản xuất luôn được kiểm soát chặt chẽ 24/24 về nhiệt độ (24 với sai số 2 độ C), độ ẩm (40-60%) và độ sạch không khí cấp 10.000.

Trước khi vào khu sản xuất, tất cả công nhân là việc trực tiếp với thiết bị đều phải mặc quần áo chống tĩnh điện

Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt, điện thoại sẽ đi qua hệ thống kiểm tra các tính năng như cảm ứng, sóng, âm thanh, chụp ảnh… Quá trình này đều được tự động hóa. Sau đó, điện thoại Vsmart sẽ được nạp hệ điều hành VOS. Chi tiết về hệ điều hành này, các bạn có thể xem trong bài: “5 điểm nổi bật của hệ điều hành thuần Việt VOS 2.0 trên Vsmart Live”.

Để được đưa ra thị trường, điện thoại Vsmart sẽ phải vượt qua hàng trăm các bài test để kiểm thử độ bền trong hệ thống phòng lab chuyên dụng. Các bài test này gồm nhiều màn “tra tấn” cho cả phần cứng và phần mềm, được thực hiện bằng máy móc với những chỉ số chính xác như bị đè nặng, thả rơi, bẻ cong, vặn từ nhiều hướng…

Các bài test này gồm nhiều màn “tra tấn” cho cả phần cứng và phần mềm

Smartphone Vsmart còn phải trải qua bài test về “sức chịu đựng” trong môi trường khắc nghiệt từ nhiệt độ -40 độ C đến 80 độ C để dự báo nguy cơ chiếc điện thoại phát nổ vì quá nóng, điều kiện tồn tại trong sương muối, hóa chất…

Smartphone Vsmart còn phải trải qua bài test về “sức chịu đựng” trong môi trường khắc nghiệt

Các chi tiết máy như màn hình cảm ứng, nút chỉnh âm lượng, tai nghe, dây sạc… đều được thử nghiệm với các thao tác bấm nhả, vặn gập được thực hiện hàng chục nghìn lần để kiểm tra độ bền.

Một số hình ảnh khác trong nhà máy.

Thứ Năm, 28/11/2019 14:12
52 👨 1.004
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ