Bài cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Cách thờ cúng Ông Địa - Thần Tài hàng tháng

Ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần Tài nên rất được nhiều người, đặc biệt là người kinh doanh coi trọng. Vào ngày này, người dân thường mua vàng, sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và đọc bài cúng Thần Tài (văn khấn Thần Tài) để cầu may mắn, tài lộc.

Bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ có sơn son thiếp vàng, phía trong là bài vị Thần Tài và thường đặt trong góc nhà hoặc cửa hàng, vị trí quan sát được hết sự ra vào của khách. Sau lưng bàn thờ Thần Tài phải là vách tường chắc chắn.

Bàn thờ Thần Tài

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài

Thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa. Từ bên ngoài nhìn vào ông Thần Tài được đặt bên trái, ông Thổ Địa đặt bên phải. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước đầy. Giữa bàn thờ là một bát nhang, đĩa trái cây được đặt bên trái, bên phải là lọ hoa. Ông Cóc được đặt bên trái. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.

Chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa "Chú nguyện nhập Thần". Chọn ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Địa.Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường như vậy Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Thần Tài - Thổ Địa

Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Lễ cúng Thần Tài không chỉ diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng mà trong tất cả các tháng trong năm.

Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đặc biệt vừa dùng mặn vừa dùng chay, vì vậy lễ cúng cũng phải chuẩn bị cẩn thận.

Từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch cúng mặn.

  • 1 bình bông thọ, 5 cây nhang, 5 thứ trái cây (có trái dừa), 5 chun rượu đế, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối hột, gạo, vàng bạc đại 2 miếng .
  • Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (hay cua), 1 hột vịt, tất cả đều luộc.

Từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm cúng chay.

  • Lễ vật giống cúng chay chỉ khác là thay bộ tam sên bằng những loại bánh chay như bánh ít, bánh tét, bánh ngọt...

Vào ngày 14 và cuối tháng âm lịch, gia chủ phải lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài bằng nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa

Bài cúng Thần Tài

Dưới đây là bài cúng Thần Tài (văn khấn Thần Tài - Thổ Địa) thường được người dân sử dụng trong lễ cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng. Mời các bạn tham khảo.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là.............................................

Ngụ tại......................................................

Hôm nay là ngày.......tháng.......năm................

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bài viết mang tính chất tham khảo.

Thứ Bảy, 28/01/2023 10:39
3,533 👨 121.962
0 Bình luận
Sắp xếp theo