Lễ vật cũng thần tài mùng 10 hàng tháng như thế nào? Nếu chưa biết, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách cúng mùng 10 hàng tháng.
Cúng thần Tài vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, đặc biệt vào tháng Giêng là điều vô cùng quan trọng với các gia đình kinh doanh, buôn bán.
Vậy, ngày vía thần Tài 2025 cúng gì, lễ cúng cúng vía thần Tài gồm những gì, bày mâm cúng thần Tài như thế nào để có được mâm lễ vật chu đáo nhất bày tỏ thành tâm của mình tới Thần Tài. Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Thần Tài là ai?
Nếu hay xem phim Trung Quốc, ắt hẳn bạn không còn xa lạ với Thần Tài. Theo truyền thuyết Trung hoa, đây là nhân vật lịch sử Phạm Lãi, một trong số trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông là một lính trung thành với vua trong cơn hoạn nạn.
Sau khi hỗ trợ vua dẹp loạn, Phạm Lãi đã cùng Tây Thi bỏ chốn quan trường về ở ẩn. Sau đó, ông trở thành một thương buôn giàu có, được người đời gọi là Đào Công, sau tôn là Thần Tài.
Từ đó, cứ mùng 10 Tết hoặc hàng tháng, những ai mong cả năm sung túc tiền tài đều thờ cúng Thần Tài.
Hiểu đơn giản, Thần Tài là vị thần quản lý tài lộc. Những ai làm ăn, kinh doanh buôn bán đều tin rằng thờ vị thần này trong nhà hoặc tại cửa hàng sẽ hút khách và cho họ thành công. Chính vì thế, đặt lễ cúng Thần Tài như thế nào rất quan trọng với họ.
Lễ vật cúng thần Tài hàng tháng
Lễ cúng ngày vía Thần Tài vào ngày mùng 10 hàng tháng thường khá đơn giản, chủ yếu tùy tâm người cúng. Thần tài và Thổ địa thường được thờ chung một ban thờ và có thể vừa cúng đồ chay và đồ mặn.
Thông thường, mâm cúng vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những lễ vật sau:
Nến: Nến thơm màu đỏ hoặc vàng
Nhang: Không nên sử dụng nhanh có tẩm hóa chất.
Hũ muối: Mỗi lần cúng phải thay muối mới.
Gạo: Gạo tẻ mới, gạo sạch, thơm
Tiền vàng mã: Tránh mua quá nhiều, che kín bàn thờ
Chén nước trắng/rượu: Trước mỗi lần cúng thay nước và rượu dùng mới, sạch sẽ.
Thuốc lá: 1-3 bao.
Bánh kẹo: 1-3 loại tùy điều kiện.
Hoa quả: Chọn 5 loại hoa quả tươi khác nhau, lau sạch trước khi bày lễ.
Hoa tươi: Có thể chọn hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… còn tươi, cắt tỉa gọn.
- Bộ tam sên: Gồm thịt heo luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Tiền lẻ.
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
- Xôi đậu xanh.
- Cá lóc nướng hoặc heo quay (có thể có hoặc không).
Với mâm lễ vật chay cúng ông địa thần tài gồm:
- 5 cây nhang
- 5 loại trái cây gồm có chuối, xoài, dừa,…
- 5 chung rượu
- 2 điếu thuốc
- 2 cây đèn cầy
- Muối hột + gạo được để chung
- 1 dĩa tiền vàng
- 1 dĩa tiền lẻ hoặc có thể để tiền lẻ trên muối gạo
- Bánh kẹo, trái cây,
- 1 lọ hoa tươi
Trong lễ vật cúng thổ địa, thần tài, từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, bộ tam sên tượng trưng cho Thủy – Thổ – Thiên, bao gồm 3 món luộc/hấp: 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 1 con cua/tôm hấp/luộc, 1 quả trứng vịt. Còn từ tháng 7 đến tháng Chạp âm lịch, bộ tam sên sẽ thay vào là những thức bánh chay như bánh trôi, bánh chay, bánh gio, bánh ít…
Cách bày lễ vật trên bàn thờ thần Tài
Bài trí mâm cúng thần Tài từ trong ra ngoài, thông thường bên trái là lọ hoa, bên phải hoặc phía trước là đĩa hoa quả. Phía trước là bộ tam sên, bánh trái và đặc biệt nên chuẩn bị một chậu nước hoa.
Đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (3 thực phẩm thiết yếu của con người) ở giữa Thần Tài - Ông Địa.
Lễ vật cúng Thần Tài mỗi ngày
Nếu bạn muốn thắp hương và cúng thần Tài mỗi sáng khi mở cửa hàng thì lễ vật cần chuẩn bị rất đơn giản, chỉ cần thay nước mỗi ngày, hoa tươi 1 tuần thay 1 lần, bánh kẹo hoặc hoa quả tùy tâm.
Nhiều người kinh doanh mỗi khi có việc làm ăn gì đó sẽ thắp hương cầu xin Thần Tài để cầu mong được phù hộ mọi việc được suôn sẻ, may mắn hơn. Khi đó, bạn có thể chuẩn bị lễ vật như sau:
- Bình hoa nhỏ
- Nhang
- Thuốc lá
- Cà phê
- Nước trà
- Trái cây tươi
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hằng ngày tuy chỉ cần đơn giản và thành tâm thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ đến với vị thần tài đã ban phước lộc phù hộ cho công việc làm ăn của gia đình là được.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.