Sự tích Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, đây là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được người dân gọi theo một cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ", đây là một cái Tết quan trọng thứ hai, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa, trong ngày này mọi người cùng nhau phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt những loại côn trùng gây hại cho cây trồng ở quanh nơi mình sinh sống.

Tết Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

1. Về nguồn gốc xuất hiện Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Về nguồn gốc xuất hiện Tết Đoan Ngọ

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dài ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Người chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Những món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

2. Về ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Cũng như những ngày lễ khác trong năm ở Việt Nam, mỗi ngày lễ lại có một ý nghĩa riêng, cũng như một tên gọi dân dã. Đối với Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Ngày này được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ được diễn ra vào 5/5 âm lịch, lúc này thời tiết bắt đầu chuyển mùa, chuyển tiết đây là điều kiện thuận lợi cho những loại sâu bệnh dễ phát sinh gây hại cho mùa màng cũng như sức khỏe con người. Chính vì vậy trong ngày này, mọi người đã nghĩ ra những cách để phòng bệnh, tiêu diệt những loại sâu bọ phá hoại này.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm của người xưa cho rằng, sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là Tết mà tất cả mọi thành viên trong gia đình có dịp sum họp đầm ấm bên nhau. Chính vì vậy những người con có đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng luôn thu xếp công việc để trở về nhà quây quần bên gia đình mình.

Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ "sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

3. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Trong "Tết giết sâu bọ" mọi người cùng nhau chuẩn bị những món ăn quen thuộc, đặc trưng trong mùa này để dâng lên ông bà tổ tiên với mong muốn được mùa màng bội thu. Bên cạnh đó mọi người còn quan niệm rằng vào ngày 5/5 âm lịch này, các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Cơm rượu nếp

Vào những ngày sát Tết Đoan Ngọ chúng ta lại thấy ngoài chợ hoặc ông bà lại chuẩn bị nấu cơm nếp để làm cơm rượu ăn trong ngày này. Đây là một món ăn khá phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở hầu hết các địa phương. Theo quan niệm dân gian cho rằng, để diệt sâu bọ hiệu nghiệm thì chúng ta nên ăn cơm rượu vào sáng sớm ngày 5/5 khi chúng ta vừa ngủ dậy. Bởi cơm rượu có vị cay nồng của rượu nếp sẽ khiến cho các loại sâu bọ sẽ được tiêu diệt.

Cơm rượu nếp

Bánh tro

Bên cạnh cơm rượu, thì bánh tro cũng là một món ăn không thể thiếu của người dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói), bánh có cả 3 loại nhân ngọt hoặc mặn hoặc không nhân. Nhiều người cũng cho rằng ăn bánh tro, hoa quả cũng như cơm rượu vào ngày này sẽ giúp bệnh tật trong người tiêu tan hết. Và đây cũng là một món ăn rất phù hợp vào thời tiết nóng bức.

Bánh tro

Trái cây

Mỗi mùa có một loại trái cây đặc trưng, và vào tháng 5 này thì chúng ta sẽ có một số loại hoa quả như mận, vải, đào,... Những loại này có vị tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức sẽ rất phù hợp cho Tết Đoan Ngọ.

Trái cây đặc trưng theo mùa

Thịt vịt

Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào... mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.

Thịt vịt món ăn quen thuộc của người miền Trung

Chúc các bạn có một ngày Tết Đoan Ngọ vui vẻ bên gia đinh!

Thứ Hai, 10/06/2024 07:59
4,77 👨 8.097
0 Bình luận
Sắp xếp theo