Về tác giả: Bài viết được chia sẻ bởi Keawe Block - chuyên viên tuyển dụng tại Google.
Công việc "săn" các kỹ sư tài năng không còn giống như trước nữa và ở chừng mực nào đó, nó đã được định trước. Tại Google, chúng tôi luôn chủ động mở rộng số lượng các trường học cần tiếp cận để tìm kiếm những nhân tài về cho công ty của mình, cách đây một năm chỉ là 75 trường và đến hôm nay, con số này đã lên tới 305.
Là một công ty thuộc top đầu trong lĩnh vực khoa học máy tính nên bên cạnh công nghệ, Google luôn dành sự quan tâm sâu sắc với những sinh viên chuyên ngành tiếng Anh hoặc triết học. Chúng tôi không thực sự quan tâm liệu điểm GPA của bạn là bao nhiêu (kể cả bạn có đạt 4.0) hay bạn chơi thể thao giỏi tới mức nào. Tất cả những cái đó không hẳn là quan trọng.
Dưới đây là 4 thứ mà chúng tôi tìm kiếm ở các ứng viên cho vị trí kỹ sư trong năm 2016 này và lý do tại sao lại như vậy.
1. Không tự hạ thấp bản thân và sẵn sàng cạnh tranh
Kinh nghiệm gần đây đã cho chúng tôi một bài học rằng chúng tôi có thể tìm kiếm những tài năng công nghệ ở nhiều nơi hơn trước đó. Bởi lẽ, các sinh viên xuất sắc không chỉ có ở các trường đại học thuộc top đầu. Họ còn nằm ở những trường đại học và cao đẳng khác nữa. Thêm nữa, ở tuổi 18, ngay cả các nhà khoa học máy tính hiện nay cũng khẳng định rằng ở thời điểm đó họ chưa thể nhận ra năng khiếu Coding của mình cho đến khi xác định được chuyên ngành mà họ muốn theo đuổi.
Hãy cho chúng tôi biết về những trải nghiệm của bạn tại các cuộc thi lập trình (hackathon), các cuộc tranh tài "Coding" hay các bài tập về lập trình mà bạn đã đạt kết quả tốt.
Google luôn cố gắng thử thách những sinh viên cá tính, bướng bỉnh về những câu hỏi đại loại như khoa học máy tính có thể được miêu tả như thế nào hay "bạn làm gì trong thời gian rảnh?". Chẳng hạn, chương trình "Google in Residence" sẽ ghi dấu ấn trong các kỹ sư của Google tại các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đen nổi tiếng để giảng dạy về khoa học máy tính và huấn luyện các sinh viên cách định hướng mục tiêu của họ nếu lựa chọn chuyên ngành kỹ thuật. Phương pháp này cũng được chúng tôi áp dụng đối với những sinh viên gốc Nam Mỹ.
Google luôn cố gắng phát triển các chương trình, tài nguyên, công cụ và liên kết với các đối tác, tổ chức cộng đồng khác để giúp nhiều học sinh hơn tiếp cận với khoa học máy tính trong quá trình học tập của họ tại trường. Mục tiêu của chúng tôi trong tương lai đó là tối thiểu hóa sự kỳ thị về chủng tộc, vị trí địa lý và màu da giữa các sinh viên để ai cũng nhận được những thứ xứng đáng thuộc về họ.
Đồng thời, đừng tự cho rằng bạn thiếu năng lực dựa trên xuất thân, nền tảng giáo dục hay cơ hội việc làm. Hãy để suy nghĩ tự nghi ngờ bản thân ấy trở thành động lực giúp bạn thể hiện khả năng của mình trong buổi phỏng vấn. Không dễ dàng để có được chỗ đứng trong lĩnh vực công nghệ đầy cạnh tranh nhưng sẽ đơn giản hơn nếu bạn sẵn sàng "thi đấu" với những đối thủ khác.
2. Thể hiện cho chúng tôi thứ bạn có thể làm, không quan trọng bạn học được ở trường hay ở đâu
Tất nhiên, các kỹ sư cần phải biết code. Nhưng chúng tôi quan tâm tới việc tuyển những con người thật chứ không phải là các cỗ máy. Thế nên, trong hồ sơ xin việc của bạn, thay vì liệt kê điểm GPA (thứ mà chúng tôi không còn sử dụng để lọc hồ sơ nữa) thì hãy đề cập tới kinh nghiệm của bạn trong các cuộc thi lập trình, coding hay các bài thực hành về lập trình mà bạn đã đạt kết quả xuất sắc. Nếu không có chứng chỉ hay bằng cấp thì điều đó cũng không thành vấn đề.
Việc thể hiện những gì bạn làm được không chỉ giúp chúng tôi nhìn thấy được một "bức chân dung" rõ ràng về các khả năng của bạn mà đó còn là cách tuyệt vời để chứng minh tài năng công nghệ của bạn ngay cả khi chuyên ngành của bạn là xã hội học hay là gì đi nữa.
3. Hãy thoải mái với các bài tập code
Một lần nữa, các kỹ sư cần biết code. Thế nên, một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các bài thực hành code – phần rất quan trọng trong mỗi đợt phỏng vấn tuyển kỹ sư của Google – là điều bắt buộc. Các ứng viên sẽ được yêu cầu trả lời 3 câu hỏi liên quan đến code mà không có bất cứ một sự trợ giúp nào trong vòng 45 phút.
Tôi cũng đề nghị bạn luyện tập viết cùng với một người khác, không quan trọng họ có phải là kỹ sư hay không và sử dụng bảng hoặc giấy trắng. Thêm nữa, hãy đặc biệt tập trung vào các thuật toán và các cấu trúc dữ liệu. Bạn có thể tham khảo một số sample rất thú vị như Cracking the Coding Interview, Topcoder hay LeetCode.
4. Đừng tạo áp lực cho bản thân
Hãy cảnh giác với "hội chứng kẻ mạo danh" (impostor syndrome) - xảy ra khi bạn chắc chắn rằng những coder khác làm cùng đều thông minh hơn, tài năng hơn và giàu kỹ năng hơn bạn. Bạn sống trong nỗi sợ rằng ai đó sẽ phát hiện ra bạn đang lừa dối về trí thông minh hay năng lực của mình.
Một vài kỹ sư mới bắt đầu làm việc tại Google đã từng trải qua cảm giác này khi lần đầu tiên họ bước vào trại huấn luyện và thi thoảng đột nhiên có cảm giác "kẻ mạo danh" trong khi đang làm nhiệm vụ. Mặc dù đây hoàn toàn là một phản ứng bình thường nhưng nó cũng là một kiểu tư duy phản tác dụng khi họ đang nỗ lực để giành được chỗ đứng trong lĩnh vực công nghệ.
"Hội chứng này sẽ lấn át các ứng viên và khiến họ thất bại trong buổi phỏng vấn".
Lời khuyên dành cho bạn ở đây đó là hãy thử áp dụng các kỹ thuật thư giãn trước mỗi buổi phỏng vấn. Hãy nói ra những gì mình suy nghĩ khi đang làm các bài code. Điều này không chỉ giúp bạn tập trung vào những gì đang làm và bình tĩnh trước các áp lực mà còn giúp cho nhà phỏng vấn có thể hiểu được điều bạn đang nghĩ.