Những cách giúp trẻ giải quyết xung đột hiệu quả

Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thế nhưng trong khi người lớn có thể tranh cãi với bạn bè, rồi sau đó làm hòa là điều hết sức bình thường thì với trẻ em lại hoàn toàn ngược lại. Điều đó với trẻ thực sự tồi tệ.

Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp trẻ biết cách giải quyết những xung đột và vấn đề có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn.

Giúp trẻ xác định cảm xúc

Dạy trẻ giải quyết xung đột

Đôi khi chúng ta quên rằng trẻ thực sự cũng có cảm xúc giống người lớn, chỉ là chúng chưa biết biểu đạt bằng ngôn từ. Thay vào đó, trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài bằng nét mặt, khóc lóc, thậm chí qua trò chơi. Vì thề, điều quan trọng khi trẻ đối mặt với xung đột, phụ huynh hãy giúp chúng xác định cảm xúc.

Để làm việc này, tốt nhất bạn nên hỏi chúng về cảm xúc hiện tại, tránh những câu hỏi đơn giản với những câu trả lời mơ hồ. Hãy đặt câu hỏi cụ thể kết hợp hình ảnh tương tác nhằm giúp trẻ liên kết cảm xúc cùng với nét mặt qua một biểu đồ cảm xúc trực quan.

Xác định nguyên nhân của vấn đề

Xác định nguyên nhân của vấn đề

Sau khi truyền tải những cảm xúc này, điều quan trọng bạn cần hiểu nguyên nhân gây ra sự bùng nổ của cảm xúc đó. Ví dụ, trẻ có thể cảm thấy tức giận vì anh hay chị gái không muốn chơi cùng chúng. Tuy nhiên, điều này có thể có ý nghĩa sâu xa hơn, có thể trẻ nghĩ họ không cần chúng nữa hay khi các anh chị chơi với những đứa trẻ khác, bé sẽ có cảm giác bị thay thế.

Đưa ra các giải pháp khả thi

Một phần trong cách giải quyết vấn đề nằm ở việc phát triển sự đồng cảm, khi trẻ phát triển khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Theo thời gian, chúng có thể nhận biết cảm xúc của bản thân, của người khác cũng như tích lũy được nhiều kỹ năng xã hội hơn và biết lắng nghe mọi người.

Có một số động lực hữu ích cho trẻ phương thức cần thiết để giải quyết vấn đề khi chúng phát sinh. Ví dụ, môn bóng chày giải quyết xung đột khi chúng phát sinh và đi qua các điểm mấu chốt để tìm giải pháp khả thi. Điều quan trọng ở đây là giúp trẻ duy trì thái độ tích cực và đảm bảo rằng ngay cả khi giải pháp không hoàn hảo thì những gì trẻ đưa ra cũng có giá trị ở một mức độ nhất định.

Luôn đánh giá mọi thứ khách quan

Luôn đánh giá mọi việc khách quan

Đôi khi với người lớn, dường như có bức tranh toàn cảnh về một vấn đề thật tự nhiên và đơn giản. Tuy nhiên, với một đứa trẻ, không cần thiết phải như vậy vì cuộc cãi vã với bạn bè cho chúng có cảm giác như đang ở ngày tận thế.

Do đó, điều quan trọng hãy giúp trẻ nhìn nhận sự việc khách quan để có thái độ đồng cảm hơn. Điều đó cũng giúp chúng suy nghĩ kỹ hơn về bối cảnh, điều người khác nói và đánh giá chính xác hơn về những gì đã trải qua.

“Brainstorm” ý tưởng

Dù nghe có vẻ giống như chiến thuật chỉ áp dụng trong môi trường làm việc, thực sự đây là một phương pháp khá linh hoạt. Nó có thể được dùng theo nhiều ngữ cảnh bên ngoài văn phòng để cải thiện kỹ năng xử lý xung đột.

Sau khi trẻ giải thích vấn đề gặp phải, bạn có thể dùng bảng và bảo trẻ đưa ra 3 ý tưởng để xử lý tình huống. Điều này giúp giải quyết xung đột dễ hơn về lâu dài, đồng thời giúp trẻ thực hành phương pháp tư duy tích cực.

Trên đây là một số cách đơn giản giúp trẻ giải quyết và vượt qua xung đột dễ dàng hơn. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Thứ Ba, 31/10/2023 16:53
51 👨 151
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con