Những điều cha mẹ nên làm để nuôi dưỡng lòng tự trọng cho trẻ

Tất cả các bậc cha mẹ đều hi vọng rằng trong tương lai, con cái sẽ là những người lớn có trách nhiệm, thành công và hạnh phúc. Dể đạt được điều đó, bạn nên giáo dục và hướng dẫn hành vi đúng đắn, đồng thời, xây dựng sự tự tin cho con ngay từ khi còn nhỏ rất quan trọng. Bằng cách củng cố lòng tự trọng và giúp chúng tin tưởng vào bản thân cũng như quản lý cảm xúc của mình, trẻ sẽ sẵn sàng đối mặt với “thế giới người lớn” bằng lòng can đảm và quyết tâm.

Dưới đây là những điều cha mẹ nên nói với con để giúp chúng phát triển lòng tự trọng.

“Con có thể tin tưởng vào bố/mẹ” hay “Bố/mẹ ở đây để giúp con”

Nuôi dưỡng lòng tự trọng cho trẻ nhỏ

Bất cứ khi nào bạn thấy trẻ nghi ngờ về bản thân hay muốn làm việc gì đó nhưng còn e dè vì chưa biết cách hay sợ hãi, hãy nhắc con rằng bạn luôn ở đó để hỗ trợ khi cần. Chỉ cần biết rằng bạn ở đó vì con cũng đủ giúp con vượt qua nỗi sợ của bản thân và tự tin làm việc mong muốn.

Những câu nói như vậy ngoài việc tăng cường sự gắn kết, tin tưởng giữa cha mẹ và con cái còn mang lại cho trẻ rất nhiều sự an tâm và tự tin. Những cụm từ này sẽ giúp trẻ tránh khỏi nỗi sợ hãi vì biết rằng nếu “điều gì đó không tốt” xảy ra, bố và mẹ sẽ ở đó để bảo vệ hoặc giúp đỡ chúng.

Bằng cách học, rồi thực hành những tư tưởng đó từ khi còn nhỏ, sự trưởng thành và phát triển của trẻ sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là sau này khi chúng bắt đầu đối mặt với các tình huống nghiêm trọng hơn.

“Hãy kể cho bố/mẹ nghe” hay “Mẹ đang lắng nghe đây”

Khoảnh khắc trẻ muốn chia sẻ điều gì đó với bố mẹ là thời điểm tuyệt nhất để cho thấy bố mẹ thực sự luôn ở bên cạnh khi chúng cần. Vì thế, dù đang bận, hãy dừng làm việc chỉ vài phút thôi để lắng nghe trẻ. Hãy thật chú tâm nghe trẻ nói, đừng chế nhạo hay hạ thấp tầm quan trọng của câu chuyện. Đừng ngắt quãng trẻ khi đang nói. Nếu bạn muốn đưa ra ý kiến hoặc bổ sung điều gì đó, hãy đợi cho đến khi trẻ nói xong.

Các bậc phụ huynh có thể thể hiện sự hào hứng với câu chuyện bằng những từ như Thế à?, Thật sao?, Tuyệt vời!… Đây là cách lý tưởng để bắt đầu xây dựng cách trò chuyện tốt với trẻ, đồng thời, củng cố niềm tin của chúng. Sau đó, khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ tiếp tục chia sẻ trải nghiệm cùng mối quan tâm, lo lắng với bố mẹ.

“Bố/Mẹ yêu con rất nhiều” hay đơn giản chỉ cần “Bố/Mẹ yêu con”

Thể hiên tình yêu với trẻ đúng lúc

Ba mẹ quan tâm chăm sóc con, trả tiền học phí, đưa con tới lớp học ngoại khó, mua cho con mọi thứ cần thiết, thậm chí không thẻ ngủ vì lo lắng cho trẻ. Tất cả vì tình yêu con vô bờ bến và chúng thật sự quan trọng với cuộc sống của bố mẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ con, hiểu điều đó không hề dễ dàng. Đó là lí do tại sao ngoài hành động, cha mẹ cũng nên thể hiện tình yêu trẻ bằng lời nói.

Chỉ một câu nói “Bố/Mẹ yêu con” có ý nghĩa cực kỳ to lớn và tích cực đối với quan điểm sống của trẻ:

  • Củng cố sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái, cải thiện mối quan hệ trong gia đình.
  • Mang tới cho trẻ sự tự tin và an tâm vì được bao bọc bởi tình yêu thương.
  • Củng cố lòng tự trọng, giúp trẻ biết yêu và chấp nhận con người thật của mình.
  • Tạo môi trường phát triển hạnh phúc cho trẻ và khiến chúng muốn lan tỏa điều đó ra môi trường xung quanh.
  • Những đứa trẻ cảm thấy được yêu thương là những đứa trẻ tích cực và lạc quan.
  • Trẻ sẽ muốn thể hiện sự lịch sự và tôn trọng người khác.
  • Vì thế, bất cứ khi nào có cơ hội hãy cho con biết tình yêu của bạn với chúng nhiều như thế nào bằng những nụ hôn và cái ôm ấm áp.

“Con có tha thứ cho bố/mẹ không?”

Không có ai hoàn hảo trên cuộc đời này, ai cũng có thể phạm lỗi, bố và mẹ cũng thế. Vì thế, bạn nên dạy trẻ cách chấp nhận cũng như dám chịu trách nhiệm với lỗi lầm gây ra bằng cách đưa ra ví dụ thực tế. Khi trẻ thấy bố mẹ, những siêu anh hùng của chúng, gạt bỏ cái tôi sang một bên và cầu xin sự tha thứ, chúng sẽ nhận ra điều đó thật sự quan trọng như thế nào.

Nhiều bậc phụ huynh không những không cầu xin sự tha thứ mà còn ép con mình phải làm điều đó. Ở những trường hợp này, cha mẹ đã gửi cho trẻ một thông điệp rất khó hiểu. Thay vì nuôi dưỡng sự đồng cảm, buộc trẻ làm điều gì đó mà chúng không muốn chỉ khiến con cảm thấy bố mẹ đang biến chúng trở thành nạn nhân, gây nên cảm giác khó chịu và chống đối về sau này.

Vì thế, bất cứ khi nào bạn nghĩ mình mắc lỗi như to tiếng hay áp dụng sai hình phạt, không công bằng với con, hãy đưa ra lời xin lỗi chân thành, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Giải thích bạn đã sai ở đâu, bạn cảm thấy thế nào về điều đó và bạn đã học được gì từ lỗi đó để con bạn cũng có thể hiểu và áp dụng.

“Bố mẹ tin con” hay “Bố mẹ tin con” sẽ làm được

Nuôi dưỡng lòng tự trọng cho trẻ từ khi còn nhỏ

Khi còn nhỏ, việc cho trẻ thấy bạn tin chúng sẽ làm được, ngay cả khi kết quả không hoàn hảo có ý nghĩa rất to lớn. Hành động này cho trẻ sự tự tin. Dù lần đầu không thành công, trẻ cũng không nản lòng và kiên trì thử lại.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp bố mẹ nuôi dường lòng tự trọng cho con ngay từ khi còn nhỏ. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Thứ Sáu, 06/10/2023 17:07
31 👨 195
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con