Khi mệt mỏi, hãy thay đổi cuộc sống bằng 12 cách đơn giản này

"If you always do what you've always done, you'll always get what you've always got" - Henry Ford

Một câu nói vô cùng ý nghĩa: "Nếu bạn luôn luôn làm những gì mà bạn đã luôn luôn làm, bạn sẽ luôn luôn nhận được những gì mà bạn luôn luôn nhận".

Bạn có hiểu được cảm giác trống rỗng, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc khi 10 giờ sáng cảm thấy bồn chồn vì đã uống đến ly cà phê thứ 3 nhưng tâm trí vẫn đang trong trạng thái mơ hồ? Cảm thấy kiệt quệ - thể chất, tinh thần và cảm xúc - và bình thản về những thứ đem lại niềm vui cho bạn. Động lực á? Quên đi. Cáu kỉnh? Không chắc nữa. Tất cả những gì có liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc cá nhân ư? Cuối cùng rồi cũng biến mất.

Khi mệt mỏi, hãy thay đổi cuộc sống bằng 12 cách đơn giản này

Thông thường, cơ thể dường như "kiệt sức" khi đạt được mọi thứ trong tay. Tuy nhiên, mệt mỏi không phải là một biểu hiện của sự thành công: đó là cách mà cơ thể nói với bạn rằng bạn nên sống chậm lại.

Trong khi đó, việc uống hai cốc cà phê espresso và che 2 lớp kem che khuyết điểm có thể giúp bạn trông tươi tắn, tỉnh táo và cơ bản là thay đổi ngay tại thời điểm hiện tại. Nhưng đó không phải là một sự đầu tư lâu dài cho bản thân mà chỉ hỗ trợ tạm thời mà thôi, nếu muốn đầu tư lâu dài, hãy xem 12 cách đơn giản dưới đây nhé!

1. Ngủ một giấc như kiểu "Ngày mai không bao giờ đến"

Ngủ một giấc như kiểu "Ngày mai không bao giờ đến"

Cơ thể của bạn cũng như một cỗ máy. Một cỗ máy thực sự, phức tạp và xinh đẹp cần được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Cũng giống như việc cho máy tính "shutdown" vào cuối mỗi ngày, bạn cũng nên nạp năng lượng cho cơ thể và trí não của bản thân mỗi đêm. Một số nghiên cứu cho thấy một đêm ngủ ngon giấc có thể "làm sạch" những "độc tố" tích tụ trong não bộ và đó là lý do vì sao việc bạn nên ngủ 7 - 8 tiếng một ngày là vô cùng quan trọng đối với thể chất cũng như tinh thần của bạn.

Tuy nhiên, nếu công việc khiến bạn không thể dành trọn 7 - 8 tiếng ngủ mỗi đêm, bạn vẫn có cách để ngủ đủ giấc. Chỉ cần dành cho bản thân một giấc ngủ trưa 30 phút hay chỉ đơn giản là chợp mắt nghỉ ngơi dù là trưa hay tối. Đừng ngủ quá ít hay cố gượng ép cơ thể làm việc mà không được nghỉ ngơi, làm vậy chả khác nào bạn đang tự "giết chết" chính sức khỏe của mình cả.

2. Suy nghĩ trong khi ăn

Suy nghĩ trong khi ăn

Luyện tập suy nghĩ trong khi ăn cũng là một cách hay. Đặc biệt là khi bạn quá bận rộn đến nỗi một tay cầm đũa ăn, còn một tay bận phản hồi mail hay những cuộc gọi đến. Việc này thách thức bạn phải xem xét bản chất những thứ cơ thể sẽ tiêu thụ như: chúng có nguồn gốc từ đâu, chúng bổ sung dưỡng chất gì cho cơ thể và chúng được chế biến như nào. Bên cạnh việc giúp cơ thể thỏa mãn cơn đói, nó còn giúp bạn xây dựng một mối quan hệ bền vững và lành mạnh với thức ăn. Một số nghiên cứu cho thấy việc suy nghĩ khi ăn có thể tốt cho tâm trạng của bạn, giảm stress và giúp cho việc giảm cân cũng như các hành vi ăn uống trở nên lành mạnh nữa.

3. Bỏ qua những thứ chứa caffeine

Bỏ qua những thứ chứa caffeine

Caffeine là một chất kích thích trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Đó là lý do tại sao việc dư thừa lượng caffeine có thể làm bạn bị "nghiện". Nếu cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi hay không thể tập trung thì việc bổ sung một lượng cà phê gấp đôi cũng không phải là biện pháp hữu hiệu và dài hạn. Thay vào đó, hãy thử các biện pháp tự nhiên, lâu dài như tập thể dục thiền để cảm thấy tràn đầy sinh lực cũng như tỉnh táo hơn. Nếu không thể hình dung ra mình sẽ thế nào khi không có một tách cà phê mỗi sáng, hãy thử tìm hiểu về cà phê hơn là chỉ nghĩ đơn giản uống cho tỉnh táo thôi nhé. Hãy thưởng thức hương vị đậm đà, mùi thơm đặc trưng từ tách cà phê yêu thích, theo thời gian, có khi bạn còn học được rất nhiều thứ hơn chỉ là một tách cà phê.

4. Giữ cho cơ thể luôn hoạt động

Giữ cho cơ thể luôn hoạt động

Vận động là một cách hữu hiệu làm tăng cảm xúc và giảm stress, nó còn có thể bảo vệ bộ nhớ và kỹ năng suy nghĩ của bạn. Dù đạp xe, chạy bộ hay dành thời gian tập Yoga, hãy học cách vận động sao cho cơ thể có thể giải tỏa căng thẳng từ những việc đó mang lại. Việc tập thể dục buổi sáng có thể làm bước đệm cho cả ngày dài. Những người thành công thường có xu hướng làm việc vào buổi sáng và để có một ngày làm việc hiệu quả, họ cũng dành thời gian vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi sáng. Hãy nhớ: Đừng để cơ thể bị động hay ngồi lì một chỗ. Vận động sẽ mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho cơ thể đó.

5. Cảm nhận sự thoải mái trong tĩnh lặng

Cảm nhận sự thoải mái trong tĩnh lặng

Hầu hết tất cả chúng ta đều biết rằng thiền có thể làm giảm căng thẳng hiệu quả, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện giấc ngủ để có thể làm tăng hạnh phúc. Khoảng 80% người bệnh đến khám bệnh đều mắc các vấn đề liên quan đến căng thẳng. Điều này làm tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để xử lý, có thể ngăn cản được nếu chúng ta tự rèn luyện cơ thể bằng cách ngồi thiền. Thậm chí, chỉ cần 5 phút thiền định cũng có thể làm cho một ngày của bạn trở nên tốt hơn. Hơn nữa, những người tu thiền thực sự lý trí và ít lo lắng hơn mỗi khi đối mặt với thử thách. Đặc biệt, thiền là một biện pháp khá hữu hiệu, nhất là đối với những ai thích sự tĩnh lặng.

6. Có một thói quen chăm sóc da

Có một thói quen chăm sóc da

Một làn da khỏe đẹp chứng tỏ người đó cũng khỏe. Do đó, bạn nên tự hình thành cho mình một thói quen chăm sóc da, tất nhiên điều này cần phải có thời gian. Có một câu ngạn ngữ từng nói rằng: "Phải mất 21 ngày để hình thành một thói quen". Việc hình thành thói quen sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn khi phải ngụy tạo một vẻ ngoài "tươi mới" bằng những lớp kem che khuyết điểm. Bởi đó chỉ là biện pháp tạm thời và không mang lại hiệu quả tích cực gì cho tâm trạng cũng như cho sức khỏe làn da của bạn. Hãy đầu tư chăm sóc làn da ngay từ bên trong. Tìm hiểu xem bạn thuộc loại da gì và các sản phẩm chăm sóc phù hợp với làn da của mình. Chỉ cần chăm sóc da đúng cách và đều đặn mỗi sáng, mỗi tối trong một khoảng thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả thôi. Quan trọng là phải kiên nhẫn. Một khi có làn da khỏe đẹp, bạn sẽ trở nên tự tin và vui vẻ hơn rất nhiều.

7. "Starve your ego, feed your soul - Khao khát cái tôi và nuôi dưỡng tâm hồn"

Starve your ego, feed your soul - Khao khát cái tôi và nuôi dưỡng tâm hồn

Nghĩ đơn giản rằng: Hãy làm những việc khiến bạn hạnh phúc. Chỉ bởi vì những thứ mang cho bạn thành công chưa chắc đã lấp đầy niềm vui trong bạn. Chắc chắn việc làm đến tận khuya có thể mang lại hiệu quả, nhưng đôi khi năng lượng cơ thể bỏ ra đến mức cạn kiệt được chứng minh mang tính xây dựng ít hơn so với việc thư giãn và tận hưởng. Khi thích bất cứ thứ gì, đừng ngần ngại, mà hãy quyết tâm mang nó về với bạn. Khi thích làm gì, đừng ngần ngại người khác nghĩ gì về bạn, hãy làm điều bạn thích. Mua một thỏi son hay đôi giày bạn thích, tự thưởng cho mình cây kem sau khi giờ nghỉ trưa hay tận hưởng một chuyến du lịch ngắn vào cuối tuần chẳng hạn. Vì có ai đó đã từng nói: "Chỉ cần bạn luôn là chính bạn đã là một điều tuyệt vời rồi, hãy làm những gì mà bạn cảm thấy hạnh phúc, chứ không phải là đánh dấu tất cả những gì mà bạn phải làm".

8. Lắng nghe trực giác của bản thân

Lắng nghe trực giác của bản thân

Bạn đã từng lắng nghe trực giác của mình, nhất là mỗi khi phải đưa ra những quyết định quan trọng chưa? Hãy thử bắt đầu lắng nghe xem. Cơ thể thường cho chúng ta biết những gì chúng ta cần trước khi biết chúng ta cần nó. Hãy ngủ khi mệt, tận hưởng một chuyến du lịch khi thực sự muốn. Hãy tự hỏi bản thân một số điều mà bạn không cho là đúng. Trừ khi bạn là người có trực quan rất tốt không thì hãy lắng nghe từ trái tim bạn. Luôn luôn lắng nghe và thành thực với cảm xúc của chính mình. Bỏ qua bất cứ thứ gì đang thách thức bạn, vào phòng trấn an và trung thực với cảm xúc của bản thân. Vì rất có thể bạn đã biết được những gì bạn cần, việc của bạn bây giờ chỉ là sống chậm lại, lắng nghe trực giác mách bảo những gì nên làm nhé.

9. Xáo trộn mọi thứ lên

Xáo trộn mọi thứ lên

Điều này nghe có vẻ bất hợp lý nhưng lại là một cách hữu hiệu. Hãy thử phá bỏ những quy tắc, những thói quen thường ngày bởi đây là một phương pháp chữa trị tốt nhất khi mệt mỏi mà rất nhiều người trên thế giới đã áp dụng thành công. Thách thức bản thân làm một cái gì đó hoàn toàn mới mỗi tuần, hoặc nếu cảm thấy hứng thú thì thách thức chính bạn hàng ngày cũng rất tốt. Nó có thể chỉ đơn giản như việc đi một con đường mới đến nơi làm việc hay bắt đầu viết blog chẳng hạn. Những trải nghiệm mới thường giúp mở mang đầu óc dẫn bạn đến với những suy nghĩ mới hay cách nhận thức mọi việc mới hơn, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc và vui vẻ hơn nhiều.

10. Đầu tư vào những điều tích cực xung quanh bạn

Đầu tư vào những điều tích cực xung quanh bạn

Xây dựng những mối quan hệ lành mạnh bằng việc quan tâm tới những ai hay những gì mà bạn muốn trở thành một phần quan trọng trong đời bạn. Hãy đánh giá các mối quan hệ nhất là những giá trị mà họ mang đến cho cuộc sống của bạn. Không chỉ đánh giá mà có được những mối quan hệ tốt đẹp, bạn phải đầu tư nghiêm túc vào nó, quan tâm nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Đạo Công Giáo có một câu nói rất hay: "Cho có phúc hơn là nhận". Hơn nữa, những người quan tâm sâu sắc đến các mối quan hệ sẽ có xu hướng tự tin hơn trong nhận định của họ.

11. Học những điều mới mẻ

Hãy học những điều mới mẻ

Việc học khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ hơn, vì nó không những giúp cho ta hiểu biết thêm nhiều điều, sống lâu hơn, cởi mở hơn mà còn sống trọn vẹn hơn. Nếu chỉ bắt đầu bằng việc học cái gì không quá to tát, hãy thử học đan móc qua việc xem các clip trên Youtube đi. Còn nếu suy nghĩ lớn hơn, thử học một khóa học thiết kế đồ họa hay website xem sao. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì bạn quyết định học, hãy học một cách "có tâm", kiên trì, đừng học kiểu phong trào. Dù là học gì đi chăng nữa thì não bộ cũng sẽ vô cùng biết ơn bạn vì đã giúp giữ nó mạnh mẽ và trẻ trung.

12. Viết nhật ký

Viết nhật ký

Viết nhật ký được chứng minh có khả năng giảm stress, tăng cường hiểu biết, châm ngòi cho sự sáng tạo, xây dựng lòng tin và hơn nữa còn khuyến khích bạn theo đuổi những mục tiêu đặt ra. Việc này nghe có vẻ không quá phức tạp phải không? Bạn không cần phải tự đặt áp lực viết nhật ký mỗi ngày. Quá trình viết còn quan trọng hơn việc bạn có thường xuyên viết hay không, nhưng không nên đặt quá nhiều tâm huyết vào chúng.

Đôi khi chúng ta thường tự nghĩ: "Ngày mai của tôi sẽ như thế nào?" phải không? Đừng chỉ hỏi vu vơ như vậy. Hãy cầm bút rồi viết ra những ý nghĩ xuất hiện trong đầu bạn, những việc nên làm và phải làm rồi đặt trách nhiệm vào đó, nhớ kiểm tra lại để chắc chắn không để sót. Như vậy cuốn nhật ký của bạn sẽ giúp quản lý thời gian tốt hơn. Một điều quan trọng nữa là đừng quên ghi lại những gì đáng nhớ trong ngày, trong tuần hay trong tháng. Vì não bộ của bạn như một cái xô rỉ không thể nhớ hết tất cả mọi thứ được. Hãy viết ra đi, rồi một ngày nào đó sau khi mở cuốn sổ ra, nó nhắc bạn nhớ lại, chắc bạn sẽ mỉm cười vì những kỷ niệm ngây ngô trước kia của mình, bao nhiêu mệt nhọc như tan biến hết.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 28/02/2017 11:38
32 👨 3.932
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống