Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng, tại sao có quan niệm này?

“Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là quan niệm từ xưa cho thấy tầm quan trọng của ngày này đối với người Việt. Họ sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng để dâng lên tổ tiên, thần linh. Nhưng tại sao ngày rằm tháng Giêng lại được coi trọng như vậy trong khi Việt Nam có nhiều ngày lễ, Tết?

Cúng rằm tháng Giêng

Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) hay Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên là rằm đầu tiên trong năm mới theo lịch âm của người Việt. Đối với người Việt, cái ban đầu rất quan trọng nên ngày đầu năm, tháng đầu năm, ngày rằm đầu năm rất quan trọng.

Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng (rằm tháng Giêng) - Trung (rằm tháng 7) - Hạ nguyên (rằm tháng 10), có ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách.

Rằm tháng Giêng còn là Tết muộn. Đây là dịp để những gia đình có điều kiện tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn hoặc những người đau yếu, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù.

Theo nông lịch, rằm tháng Giêng là khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cúng để cầu mong “đầu xuôi, đuôi lọt”.

Vì vậy, vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cúng gia tiên, thần linh, cầu mong năm mới may mắn, tài lộc.

Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng

Với người theo đạo Phật, ngày rằm tháng Giêng được coi là ngày Vía Phật, ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Vào ngày này, họ sẽ đến chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.

Thứ Ba, 23/02/2021 10:09
31 👨 3.159
0 Bình luận
Sắp xếp theo