Chính những thói quen của cha mẹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình có sự chăm sóc tốt nhất để các con có thể phát triển toàn diện. Nhưng đôi khi, chính những thói quen chăm sóc thái quá mà hầu hết cha mẹ Việt thường mắc phải đã ảnh hưởng tiêu cực đến trí thông minh cũng như kìm hãm sự phát triển của trẻ sau này.

Muốn con phát triển thì các bậc phụ huynh nên sớm từ bỏ 8 thói quen dưới đây. Hãy để các con phát triển tự nhiên và sống đúng với độ tuổi.

1. Nuôi suy nghĩ “không để con thua ngay từ vạch xuất phát”

Nuôi suy nghĩ “không để con thua ngay từ vạch xuất phát”

Ngày nay nhiều bậc phụ huynh luôn còn mang trong mình quan niệm: Không để con cái thua ngay từ vạch xuất phát.

Điều này có thể dễ dàng thấy trong lối sống ở nhiều gia đình hiện nay, các bậc cha mẹ gia sức kiếm tiền, tiêu tốn những khoản không nhỏ để chạy cho các con vào những trường chuyên, trường quốc tế tốt nhất mà không cần biết các con có thích không? Lực học có theo được không...

Bên cạnh đó là những ngày đi học không có ngày nghỉ, học suốt ngày đêm để cho hơn người. Chính những sự quan tâm cũng như kỳ vọng thái quá vào các con mà vô tình phụ huynh đã tạo áp lực đè nặng lên vai trẻ, thậm chí còn gây cho bé tâm lý sợ đối diện với hai từ thất bại.

Đôi khi có những chuyện mà trẻ đã cố gắng hết mình, nhưng thành công vẫn không mỉm cười, những lần thất bại như vậy trẻ sẽ dần đánh mất niềm tin vào bản thân dẫn đến chán nản, buông bỏ sự cố gắng nổ lực.

Tình trạng này nếu tiếp tục tiếp diễn, trẻ sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm, thậm chí chậm hiểu, ù lì. Chính vì thế, các bậc phụ huynh thay vì bắt trẻ chạy theo thành tích thì hãy giúp trẻ vun đắp đam mê của mình để trẻ có hứng thú phấn đấu.

2. Bắt đầu biến con thành “mọt sách”

Bắt đầu biến con thành “mọt sách”

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, hình thành thói quen đọc sách cho con thay vì sử dụng những thiết bị công nghệ là một điều rất tốt, giúp con mở rộng kiến thức, tăng khả năng tư duy và bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu sở thích của các con, có những trẻ lại không thích đọc sách, vậy nên đừng quá ép con đọc để tránh tình trạng “lợi bất cập hại”.

Bên cạnh việc mua sách cho trẻ, phụ huynh cũng nên trò chuyện, tâm sự cùng các con nhiều hơn về sở thích đọc sách, thảo luận về nội dung cuốn sách nào đó... không chỉ giúp con cảm thấy hứng thú mà tình cảm cũng được gắn bó hơn đó.

3. Cho trẻ ăn quá no

Cho trẻ ăn quá no

Cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho sự phát triển về não bộ cũng như cơ thể. Tuy nhiên với sự phát triển trong ngành công nghệ thực phầm, trẻ dường như thích ăn những món được chế biến sẵn, nhiều màu tổng hợp và hóa chất, chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ và sức khỏe.

Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh vì thương con mà đã ủng hộ các con ăn quá nhiều, quá no, khi các con ăn quá no trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, lười vận động cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như não bộ.

4. Để trẻ thường xuyên thức khuya

Để trẻ thường xuyên thức khuya

Thức đêm, ngủ muộn là một thói quen thường thấy ở nhiều gia đình hiện đại. Việc cho trẻ chơi điện thoại giải trí vào ban đêm là một điều hết sức nguy hiểm, bởi ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến mắt, não bộ và giấc ngủ của con trẻ.

Những trẻ thường xuyên thức khuya thường có hệ miễn dịch kém hơn nhưng trẻ khác, ngoài ra còn mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất, đồng thời làm tăng nguy cơ béo phì và mắc nhiều loại bệnh lý khác.

Cho trẻ thức đêm thường xuyên khiến não bộ dần bị suy thoái, kéo theo đó là nhiều những hệ luy khác như suy giảm trí thông minh, khiến trẻ dần trở nên chậm chạp, năng lực tư duy bị hạn chế.

5. Khiến con hình thành thói quen bạo lực

 Khiến con hình thành thói quen bạo lực

Cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào và học tập. Chính những thói quen quát mắng, dọa nạt con của người lớn đã vô tình làm trẻ học theo và hình thành thói quen bạo lực với người khác.

Những bé sống trong gia đình có phụ huynh nóng tính thường hình thành tính cách hướng nội, rụt rè, khép kín và có nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, việc quát nạt, đánh đập con thực chất không giải quyết triệt để vấn đề, nó chỉ khiến cho trẻ phải chịu nhiều tổn thương về thể chất cũng như tinh thần.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những trẻ được giáo dục theo phương thức phi bạo lực sở hữu trí thông minh cao gấp 5 lần so với những bé lớn lên trong môi trường bạo lực. Điều đó đồng nghĩa với việc, thói quen đánh mắng con cái sẽ gây suy giảm trí lực ở trẻ nhỏ.

6. Chỉ học chứ không chơi

Chỉ học chứ không chơi

Việc học tập luôn được các bậc phụ huynh đưa lên hàng đầu, đặt nhiều kỳ vọng vào con, học không nghỉ ngơi.

Khi nhìn thấy con ngồi bàn đọc sách, học tập chắc chắn ai cũng sẽ rất vui, tận tình chăm sóc. Thế nhưng khi nhìn thấy con vui chơi thì thái độ lại ngược lại hoàn toàn.

Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ, trẻ con thường rất ham chơi, khi chơi thì khó mà dứt ra được, chính quan niệm này mà nhiều người hạn chế bé tự do vui chơi.

Thực tế, điều này hoàn toàn không tốt, chính phụ huynh đang kìm hãm sự phát triển của con mình. Đừng suốt ngày chỉ học, mà hãy cho các con vui chơi, giải trí. Các chuyên gia tâm lý học trẻ em cho rằng, việc "chơi mà học, học mà chơi" rất có lợi cho sự phát triển về trí não cũng như quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

7. Cấm con... khóc

Cấm con... khóc

Đối với bậc làm cha, làm mẹ, những giọt nước mắt của con luôn làm họ cảm thấy đau đớn, chua xót...

Vì thế khi con khóc, họ thường tìm đủ mọi cách như quát mắng, nịnh nọt cho con hết khóc, thậm chí với con trai, nhiều người còn rèn luyện cho con tính kiềm chế cảm xúc, không được khóc như con gái. Những việc làm này của phụ huynh hoàn toàn sai lầm, bởi khóc là bản năng tự nhiên nhằm giải tỏa tâm trạng và đem lại không ít lợi ích cho sức khỏe.

Khóc là bản năng tự nhiên nhằm giải tỏa tâm trạng và đem lại không ít lợi ích cho sức khỏe.

8. Thường xuyên đưa ra các ám thị tiêu cực

Thường xuyên đưa ra các ám thị tiêu cực

Khiêm tốn là một đức tính rất tốt và cần rèn luyện ở mỗi con người. Nhưng đừng vì thế mà luôn chê bai, so sánh con mình trước mặt người khác, dù đó chỉ là chêu đùa.

Nhiều bậc phụ huynh thường có những lầm tưởng rằng "nói xấu" con mình là một cách để tỏ ra khiêm tốn trước mặt người khác. Mặc dù mọi người đều biết rõ thực lực của con trẻ, nhưng từ những lời bâng quơ của cha mẹ, các bé lại tự cho rằng mình thực sự "ngốc", thực sự "chẳng biết gì".

Những ám thị tiêu cực này sẽ khiến con trẻ sinh ra tâm lý tự ti và hình thành nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Thứ Năm, 03/08/2017 14:54
31 👨 1.042
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con