- Câu chuyện đáng suy ngẫm về một bà mẹ Mỹ dạy con tính tự lập: “Xin đừng giúp con tôi!”
- Dù biết chiều con dễ sinh hư nhưng bố mẹ Việt vẫn làm
- 10 phương pháp dạy con của người Do Thái, cha mẹ nào cũng nên học hỏi
Trong cuộc sống này, nếu ai đã làm cha mẹ thì mới thấu hiểu hết được nổi lòng cha mẹ, cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình có được cuộc sống tốt nhất, đầy đủ nhất để không phải thua kém ai. Thế nhưng, trong cuộc sống này, có đôi khi cha mẹ và con cái khó tránh khỏi những xung đột, trong những giây phút nóng giận nhất thời, cha mẹ lại nói ra những lời nói vô tình làm tổn thương sâu sắc đến con cái.
Để tránh làm tổn thương đến con, các bậc cha mẹ nên lưu ý 4 lời nói sau, dù có giận hay như thế nào cũng đừng nói với con vì nó có thể khiến trẻ dễ trầm cảm.
1. "Con nhìn con nhà người ta xem"
So sánh con nhà mình với con nhà người khác, hoặc bạn cùng lớp có lẽ là thói quen ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các bậc phụ huynh Việt trong cuộc sống hằng ngày.
Có thể dễ dàng thấy các bậc phụ huynh luôn lấy 1 nhân vật “con nhà người ta” dù chẳng rõ là con nhà ai, nhưng theo các bậc phụ huynh nói thì đó là một tấm gương sáng, người tốt, việc tốt... cái gì cũng tốt, là quy chuẩn để bắt buộc con mình phải noi theo. Thế nhưng, hầu hết chả ai để ý rằng, những câu so sánh không hề ác ý đó lại âm thầm làm trẻ tổn thương sâu sắc.
Nếu việc so sánh này cứ lặp đi lặp lại trong bất cứ việc gì, sẽ làm cho trẻ ý thức rằng, nếu mình không được giống “con người ta” thì cha mẹ sẽ không thương mình nữa. Đem khuyết điểm của con đi so sánh với ưu điểm của người khác sẽ làm trẻ trở thành con người khác, dần dụt dè, tự ti, thậm chí là oan thán cha mẹ và “con nhà người ta”.
Trên thực tế, việc so sánh này chẳng đem lại kết quả gì cho con của bạn cả, nó chẳng làm cho con bản trở nên tốt hơn. Vậy nên, thay vì so sánh, cha mẹ nên khuyến khích con tự tin vào chính mình để các bé có thể làm điều mình thích, phát triển tự nhiên.
2. "Con còn như thế, bố/mẹ sẽ không yêu con nữa"
Có lẽ chẳng có tình cảm nào có thể so sánh được bằng tình thương của cha mẹ dành cho con cái. Và tất nhiên chả có ai lại nỡ “không yêu con nữa” chỉ vì con mắc một khuyết điểm nào đó.
Thế nhưng, không ít các bậc phụ huynh lại thường đem tình yêu của mình ra làm điều "dọa" con trẻ. Thậm chí có người còn thường xuyên đùa với con mình bằng câu nói:
"Con mà còn như thế, mẹ sẽ không yêu con nữa, mẹ sẽ đón bạn… về nuôi".
Với một tâm hồn trẻ thơ, các con sẽ cho rằng, tình cảm bố mẹ dành cho các con không nhiều và không là mãi mãi, nó có thể thay đổi nếu con làm sai điều gì, những việc làm này của cha mẹ vô hình dung tạo nên tâm lý sợ sệt cho trẻ, làm cho trẻ xa lánh người thân.
3. "Bảo bao nhiêu lần rồi vẫn không nghe"
Có đôi lúc trẻ sẽ bướng bỉnh, ương ngạnh không nghe theo lời bố mẹ. Những lúc như vậy hầu hết các bậc phụ huynh thường nói với con rằng:
"Bố/mẹ nói không biết bao nhiêu lần rồi, vậy mà con vẫn không bao giờ chịu nghe".
Muốn con cái nghe lời, không nên dùng những biện pháp tiêu cực như quát tháo ầm ĩ hay đánh đòn... Tất cả đều vô ích, nó sẽ khiến trẻ trở nên lì lợm, hoặc có thể làm việc một cách đối phó với cha mẹ để cho xong việc.
Hơn nữa, nếu cứ lặp đi lặp lại câu cửa miệng "bảo bao nhiêu lần rồi vẫn không nghe", trẻ sẽ ý thức rằng mình chính là người như vậy, lâu ngày dần trở nên khó bảo và cố tình không nghe lời phụ huynh.
Thay vì dùng những câu ra lệnh hay quát mắng con thì cha mẹ nên giải thích cho con hiểu vấn đề.
Ví dụ khi bé lôi đồ chơi ra chơi, đến giờ ăn cơm, nhưng trẻ lại không chịu thu dọn đồ chơi vào chỗ cũ, thay vì ra lệnh cho con thì bạn hãy nhẹ nhàng nói với con rằng, "con ngoan à, khi chơi đồ chơi xong con nên học cách thu dọn đồ chơi để căn phòng trở nên gọn gàng, khi những món đồ chơi được sắp xếp gọn gàng con sẽ dễ tìm kiếm nó hơn là trong đống hỗn độn này phải không? Vậy con có thể giúp mẹ thu dọn đồ chơi đó vào chỗ cũ được không?"
4. "Con làm lại cho bố mẹ xem nào"
Bạn có biết những lời nói chỉ là vô tình có thể thay đổi sở thích của trẻ. Ví dụ, lâu ngày các cháu về thăm ông bà ngoại, mẹ bé bảo “hôm trước con hát bài bà ơi bà hay lắm, hôm nay con hát lại cho ông bà nghe đi con”.
Kỳ thực những hành động, sở thích của trẻ là do nhất thời. Thế nhưng do sự khích lệ của bố mẹ mà trẻ lại lặp đi lặp lại hành động đó nhiều lần.
Những câu nói tưởng chừng bâng quơ đấy lại làm cho trẻ mất phương hướng, khiến trẻ không biết mình thích gì, ghét gì.
Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ giữa "cái mình muốn" và "cái con muốn". Thay bằng việc khuyên con phải làm việc này, việc khác theo ý muốn của mình, bạn nên tự đặt ra câu hỏi:"Con có thực sự thích làm việc ấy không?"
Việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con là một điều rất quan trọng, thế nhưng đừng biến các con thành một con thú cưng bằng cách ép buộc làm cái này, cái kia.
Hãy để trẻ phát triển, sống đúng với bản năng của mình để có một tuổi thơ vui vẻ!