6 đặc điểm điển hình của người quân tử theo Khổng Tử

6 điểm quan trọng giúp bạn nhận dạng kẻ tiểu nhân và người quân tử.

Sống quân tử là gì? Cách sống của người quân tử như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trong hơn hai thiên niên kỷ, những lời dạy của Khổng Tử đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn hóa và xã hội Đông Á. Trí tuệ của nhà triết học cổ đại này vượt qua thời gian và địa lý, cung cấp một bức tranh phong phú về những bài học cuộc sống vẫn còn rất phù hợp trong thế giới hiện đại của chúng ta.

Khổng Tử là một nhân vật nổi tiếng với những hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, các mối quan hệ và sự phát triển cá nhân đã định hình nên nền tảng của các nền văn minh. Những lời dạy của ông nhấn mạnh đến việc theo đuổi đức hạnh, trau dồi kiến thức và tầm quan trọng của việc sống một cuộc sống đạo đức và hài hòa. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng và liên tục bị xáo trộn, các nguyên tắc của Khổng Tử cung cấp một “tiêu chuẩn” vượt thời gian, hướng dẫn chúng ta đến một con đường viên mãn hơn. Dưới đây là những đặc điểm thường thấy ở một người quân tử.

Triết học của Khổng Tử nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".

Khổng Tử

1. Trí Tuệ

Người quân tử trước sau đều giữ mình, không lay động, lòng dạ quang minh chính đại, rộng rãi, sáng sủa, khoan dung, không thù hận người khác và sống lạc quan tươi vui. Kẻ luôn suy tư lo nghĩ, suy tính thiệt hơn, mặt mày ủ rủ, luôn cảm thấy xã hội bất công và trong lòng luôn tính toán thiệt hơn với người khác thì không xứng làm người quân tử.

2. Kết giao với bạn bè

Trong mối quan hệ với bạn bè, người quân tử luôn ngay thẳng, chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người, hòa nhập và không có sự khinh miệt. Trái lại, kẻ tiểu nhân luôn so đo lợi – hại, toan tính cá nhân, chỉ muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng, mục đích hoặc được lợi cho mình mà hiếm khi thẳng thắn thật sự.

Người quân tử

3. Tiêu chuẩn hành động

Khi gặp một vấn đề hay cần quyết định điều gì đó, người quân tử luôn sử dụng tiêu chuẩn "đạo nghĩa" để cân nhắc và đưa ra lựa chọn, không bao giờ đặt lợi ích cá nhân của mình lên trước. Trái với quân tử, ngụy quân tử khi gặp khó khăn cực điểm thì bắt đầu thoái lui, chỉ làm những việc có lợi cho mình và ít khi nghĩ đến cho người khác.

4. Lời nói và hành vi

Người quân tử luôn có sự đồng nhất giữa lời nói và hành động, luôn có lập trường của bản thân nhưng vẫn lắng nghe ý kiến của người khác. Trái lại, kẻ tiểu nhân thích vào hùa theo những người xung quanh nhưng trong lòng lại phật ý, ít khi nói là làm và thường nói một đằng làm một nẻo.

Quý ông

5. Khí chất

Người quân tử dù làm nhiều việc tốt, hiểu biết sâu rộng, tấm lòng bao dung nhưng ít khi kiêu căng, ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân công trạng ít, hay công kích mọi người nhưng lại thích phô diễn tài năng ra bên ngoài, tự phụ, tự kiêu và không mấy khi công nhận thành tích của người khác.

6. Chí hướng

Người quân tử có chí hướng, hoài bão, luôn nhìn về phía trước, thẳng thắn nhận sai lầm, rút ra bài học và hoàn thiện bản thân. Kẻ chỉ biết lao vào những dục vọng, ham muốn tầm thường, khi nhìn thấy người khác đạt được điều gì đó thì ghen tức và tìm cách hãm hại chẳng xứng được gọi là quân tử.

Khổng Tử có một câu nói rất nổi tiếng: “Dù bạn có đi chậm như thế nào cũng không sao hết miễn là bạn không dừng lại.” Liên tục tiến về phía trước và di chuyển theo con đường đúng đắn đó chính là phong cách sống của người quân tử điển hình. Họ luôn biết nơi cần đến qua những sự việc đã trải qua. Nỗ lực và kiên trì là chìa khóa quan trọng ở đây. Nếu bạn đủ kiên trì, bạn sẽ tìm thấy thứ mình muốn.

Thứ Ba, 08/10/2024 16:05
4,19 👨 19.158
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Hậu
    Nguyễn Hậu

    Nguyễn Cảnh Dũng sống rất quân tử 

    Thích Phản hồi 23:57 02/07
    ❖ Kỹ năng sống