- 5 thứ nên CHI TIÊU ít lại và 5 thứ nên ĐẦU TƯ nhiều hơn
- 10 "mánh khóe" từ các công ty khiến túi tiền của chúng ta hao mòn
Chắc hẳn hầu hết mọi người trong số chúng ta đều phải há hốc mồm khi xem cảnh kinh điển trong bộ phim Sabrina năm 1995. Cha của Sabrina hóa ra không chỉ là một người tài xế ít nói với niềm đam mê đọc những cuốn sách hay. Ông ấy còn là một triệu phú kinh hoàng!
Làm thế nào mà ông ấy có thể tích lũy được khoản tài sản khổng lồ đó với đồng lương ít ỏi hàng tháng của mình? Câu trả lời là bắt chước những thói quen đầu tư của ông chủ giàu. Bạn cũng vậy, bạn có thể học được từ những người trưởng thành về tài chính. Bạn có thể tránh được những sai lầm đắt giá bằng cách xem những gì mà họ làm - và quan trọng hơn đó là những gì mà họ không làm.
Dưới đây là 18 điều mà những người trưởng thành về tài chính thường không làm. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Không tiêu nhiều hơn số tiền họ làm ra
Một nghiên cứu gần đây về tài chính của Yahoo cho thấy “có ít hơn một nửa dân số Mỹ tiêu xài ít hơn mức thu nhập của họ”. Vấn đề này tồn tại là do mức lãi suất thẻ tín dụng cao.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chi tiêu, hãy thử chuyển sang sử dụng tiền mặt. Điều này sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu tiền vô độ, vì khi chi hết số tiền mặt có được, bạn buộc phải dừng lại những chi tiêu không đáng.
2. Không chờ đến cuối tháng mới xem thu chi của mình
Những hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng chỉ là hình thức, chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Những ứng dụng theo dõi chi tiêu (hay một cái bút và quyển sổ) sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền của mình.
3. Không trả tiền cho những khoản đăng ký mà họ không sử dụng
Thẻ thành viên gym, đăng ký mua tạp chí và những tấm vé tới xem đội bạn yêu thích thi đấu trong những mùa giải thật tuyệt vời – nếu như bạn thực sự dùng đến chúng.
Hãy dành thời gian nghía qua những tờ kê thẻ tín dụng và hủy những khoản đăng ký đã bị lãng quên. Khả năng bạn sẽ chẳng nhớ tới chúng đâu.
4. Không bỏ qua những khoản chi tiêu nhỏ nhặt
Những khoản chi tiêu nhỏ có thể cộng dồn lại thành một khoản chi tiêu lớn. Hãy tìm cách giảm chúng xuống. Hãy tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, tắt đèn trong phòng khi không sử dụng, dùng một bình nước có thể đổ đầy lại thay vì cứ mỗi tuần lại mua một bình nước mới.
5. Không tự động tiêu “những khoản tiền bất ngờ”
Tiền hoàn thuế hay tiền được tặng nhân dịp sinh nhật không cần thiết phải được tiêu vào ngày mà bạn nhận được. Hãy cho một ít vào lợn hoặc dùng chúng để trả nốt các khoản nợ.
6. Không đi mua sắm chỉ để giúp bản thân cảm thấy ổn hơn
Kevin O’Leary của Shark Tank cho rằng nên tránh “liệu pháp bán lẻ”. Nhưng thôi nào! Chắc chắn chúng ta đều có những lần bạo tay mua sắm sau khi chia tay phải không? Có một ý tưởng thế này: Khi trái tim tan vỡ, hiển nhiên bạn cảm thấy khó chịu và chỉ muốn đi tới các khu trung tâm thương mại, lúc này hãy nghĩ tới một thứ mà bạn thực sự cần. Có thể đó là một đôi giày công sở hay một món quà dành cho bạn của mình.
Hãy lập ra một "quỹ riêng" cho mình và chỉ mang TIỀN MẶT để mua món đồ ấy. Sau đó, đi mua sắm một chút cho vui.
7. Không mua quà tặng vào phút cuối cùng
Chuyện này thường xảy ra với tất cả chúng ta. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến ngày sinh nhật hay lễ kỷ niệm khi chỉ còn một khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị. Và thế là chúng ta ra đến cửa hàng gần nhất để tìm mua một món quà bất kỳ vào phút cuối cùng trong sự hỗn loạn.
Chúng ta mua một thứ gì đó thật đắt để che giấu sự thật rằng chúng ta không có thiệp và chưa kịp gói quà. Thực chất những món quà tặng thể hiện sự yêu thương và quan tâm. Việc mua chúng sớm hơn một chút sẽ giúp bạn nghĩ ra được món quà ý nghĩa hơn, đỡ đắt hơn, lại thể hiện được mức độ bạn quan tâm đến người đó bao nhiêu nữa.
8. Không ăn ở ngoài
Một thí nghiệm gần đây của Boston Globe cho thấy những bữa ăn được nấu ở nhà thường chỉ tốn nửa giá so với những bữa ăn tương tự ở ngoài hàng.
9. Không bỏ phí đồ ăn thừa
Cách dễ nhất để có thể trả tiền cho các bữa ăn ngoài đơn giản chỉ là tiết kiệm đồ ăn thừa của bạn. Bạn có thể biến 1 bữa ăn của mình thành 2 bữa nếu còn thừa quá nhiều.
10. Không để thực phẩm đã mua bị hết hạn
Ném đồ ăn đi tức là ném tiền đi. Nếu bạn đang phải chật vật với việc tủ lạnh của bạn thường hay bốc mùi, hãy thử đi mua đồ nhiều hơn. Chỉ mua đúng những thứ bạn cần trong 2 đến 3 ngày tới, thay vì “tích trữ” cả tuần hay cả tháng.
11. Dừng lại để suy nghĩ trước khi tiêu tiền
Đã bao giờ bạn nhìn lại một món đồ đã mua và suy nghĩ, “Mình đã nghĩ gì thế nhỉ?” hay không? Những người trưởng thành về tài chính sẽ hỏi câu hỏi chính xác nhất: “Mình có thực sự thích cái này không?” Nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ thấy mình cần một buổi thanh lý đồ đó.
12. Không mua những bộ quần áo mà họ không mặc thường xuyên
Tủ đầy quần áo nhưng lại "không có gì để mặc". Hãy tiết kiệm không gian và tiền bạc bằng cách tìm lại những thứ đồ trước kia. Hãy là một người tối giản với mong muốn cho mọi người biết được bạn hạnh phúc thế nào.
13. Không mua đồ chỉ vì chúng đang được giảm giá
Có một tập phim cũ trong The Lucy Show đã nói về lỗi thường gặp này bằng sự hài hước. Lucy đã khiển trách bạn cô ta vì cô ấy đã mua một bịch đồ ăn cho chó nặng 50 pounds (khoảng 22kg). Bạn cô ấy biện minh rằng: “Nó chỉ bằng một nửa giá bình thường mà thôi”. Lucy đã trả lời một cách hài hước rằng: “Cậu không có con chó nào cả!”
Nếu bạn tự suy nghĩ “Mấy đôi giày này chỉ bằng nửa giá thôi và trông chúng cũng không tệ lắm” thì nên lấy tiền và mua một đôi giày bạn thực sự thích. Bạn sẽ thực sự dùng tới chúng hơn đó.
14. Không mua gì mà không hỏi trước giá
Đây là một mẹo cũ. Bán đồ mà không báo giá và nó thực sự có hiệu quả, vì chúng ta thường rất ngại hỏi xem thứ đồ này có giá bao nhiêu. Không muốn ai nghĩ rằng chúng ta nghèo, nhưng ta lại nhận được điều ngược lại. Bạn sẽ nghèo khi bạn không hỏi những câu hỏi khó đó.
15. Không tránh những khoản tiền có thể tiết kiệm và rắc rối trong tương lai
Thay dầu có thể rất phiền hà, nhưng nó sẽ rẻ hơn mua một chiếc xe mới. Làm sạch răng miệng có thể không thoải mái lắm, nhưng bạn có thích bị sâu tủy không? Khi bạn muốn tiêu xài ít đi, cắt bớt từ phần tiêu xài dư thừa, chứ đừng cắt bớt phần quan trọng.
16. Không tin vào những kế hoạch làm giàu nhanh chóng
Khi người ta thực sự kiếm được mỏ vàng, họ có thể sẽ không nói cho toàn thế giới biết trong một cuộc hội thảo “cơ hội kinh doanh” đâu. Những người trưởng thành về tài chính biết rằng của cải đến từ việc chăm chỉ và những lựa chọn đúng đắn qua thời gian.
17. Không quên lập ra những mục tiêu tài chính
Việc không có một mục tiêu rõ ràng và kế hoạch khả thi, người ta thường chỉ dậm chân tại chỗ. Những mục tiêu tốt sẽ chiếu sáng con đường từ nơi bạn đang đứng tới nơi mà bạn muốn tới.
18. Không để lỗi lầm trong quá khứ ngăn cản bước chân
Nhìn qua những thống kê, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng hầu hết chúng ta chẳng ai giỏi trong chuyện tiền bạc cả. Cùng với sự luyện tập, tính kiên nhẫn và kiên trì, bạn có thể trở thành một người trưởng thành về tài chính. Bạn chỉ cần bắt đầu mà thôi.
Có một câu châm ngôn cũ. Nếu bạn muốn có một cây sồi lớn ở đằng sau nhà, thời điểm thích hợp để trồng nó là 20 năm. Thời điểm thích hợp thứ 2? Ngay bây giờ.
Hãy sử dụng những mẹo này để bắt đầu "bắt chước" những người trưởng thành về tài chính. Bởi vì hãy đối mặt với nó đi. Cuộc sống của bạn sẽ vui hơn khi có một khoản tiền trong ngân hàng.
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
- 10 cách tiết kiệm tiền để không phải cắt giảm những cuộc vui chơi với bạn bè
- 7 sai lầm về tài chính hầu hết mọi người thường hay mắc phải
- Áp dụng 10 điều này, mục tiêu tự chủ tài chính ở tuổi 30 sẽ đến với bạn
Chúc các bạn vui vẻ!